Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Thọ: Người dân khốn khổ vì trại gà gây ô nhiễm

Anh Trình - 10:10, 25/09/2019

Đầu năm 2018, Công ty TNHH MTV Gia cầm Hoà Phát Phú Thọ thuộc Tập đoàn Hoà Phát (Công ty Hoà Phát) về mở trại gà tại xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Ban đầu, người dân rất vui mừng vì họ nghĩ, đây là cơ hội để phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho bà con. Thế nhưng, niềm vui chẳng được bao lâu thì tình trạng ô nhiễm do trại gà gây ra đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của họ.

Phú Thọ: Người dân khốn khổ vì trại gà gây ô nhiễm

Người dân tập trung trước Cổng trại gà để phản đối.

Đi ngủ vẫn phải bịt khẩu trang

Thời gian vừa qua, người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị với xã, xã báo lên huyện. Theo đó, nhiều đoàn kiểm tra về làm việc, biên bản được lập, doanh nghiệp thừa nhận, cam kết sẽ khắc phục nhưng đến nay tình trạng vẫn chưa được xử lý.

Bà Nguyễn Thị Khang (khu 16), đưa đứa cháu nhỏ bịt kín khẩu trang ra tận cổng trại gà để phản đối. Bà Khang bức xúc: “Chúng tôi đã phải chịu đựng cảnh này hơn 1 năm nay rồi. Vào buổi sáng sớm hay chiều muộn thì không thể chịu nổi. Tất cả các hộ dân sống ở đây muốn ăn cơm ngon miệng, xem tivi thoải mái thì đều phải mắc màn, bởi ruồi, muỗi nhiều lắm phun thuốc cũng không xuể”.

Người được bà con tin tưởng, đứng ra đại diện gửi đơn đến các cấp chính quyền thời gian vừa qua là ông Hà Minh Dụ. Chia sẻ với chúng tôi, ông lắc đầu ngán ngẩm: “Chúng tôi đã gửi rất nhiều đơn thư lên các cấp chính quyền nhưng hơn 1 năm nay vẫn chưa được giải quyết”.

Người dân tập trung trước Cổng trại gà để phản đối.
Người dân tập trung trước Cổng trại gà để phản đối.

Chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Ngọc (75 tuổi, khu 16), ngôi nhà sạch sẽ, khang trang nhưng luôn “cửa kín then cài”. Nói chuyện với chúng tôi nhưng bà Ngọc không quên dùng vỉ đập ruồi, bà Ngọc nói: “Uống chén nước cũng mất ngon. Từ ngày Công ty Hoà Phát về đây nuôi gà, ruồi nhặng kéo về như vãi đỗ. Những hôm trời nồm, mùi hôi gắt nồng đến nhức đầu, dọn mâm cơm ra mà không nuốt nổi. Những ngày xuôi gió mùi phân gà xộc lên khiến người dân đi ngủ vẫn phải bịt khẩu trang”.

Không chỉ ô nhiễm không khí, người dân khu 16 còn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Ông Bùi Quang Thức, Trưởng khu 16, cho hay hiện nay người dân khu 16 đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, giếng khoan của các gia đình dần bị cạn kiệt, nguy hại hơn là chất thải của gà tích tụ khi gặp mưa sẽ chảy ra ao, ra hồ khi đó sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm. Gần đây rất nhiều hộ gia đình phản ánh cá trong ao chết hàng loạt.

Bên cạnh đó, nhiều đời nay người dân xã Đồng Lương sống dựa vào nghề nuôi tằm. Gần đây, nhiều hộ nuôi tằm cũng phản ánh liên tục có hiện tượng tằm chết hàng loạt nghi do tình trạng ô nhiễm từ trại nuôi gà gây nên.

Cần sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm

Sau khi kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH MTV Gia cầm Hoà Phát Phú Thọ, ngày 16/11/2018, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định xử phạt 70 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính: “Thực hiện không đúng một trong các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường”.

Ông Vi Tiến Cường, Chủ tịch UBND xã Đồng Lương cho hay, người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng ô nhiễm, chính quyền xã cũng đã báo cáo lên huyện, lập đoàn kiểm tra. Về phía Công ty cũng đã cam kết khắc phục, xử lý. Tuy nhiên đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Gần đây, người dân khu Vạn Thắng, xã Đồng Lương phản ánh tình trạng ô nhiễm khiến cá trong ao của nhiều hộ chết hàng loạt. Ngay lập tức, UBND xã đã có buổi làm việc với Công ty Hoà Phát về tình hình xử lý phân gà của Công ty.

Đại diện Công ty là ông Phạm Ngọc Chính, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính có thừa nhận với truyền thông rằng: Từ ngày 15/3/2018, Công ty đã tiến hành chăn nuôi gà thương phẩm đẻ trứng với số lượng 246.000 con. Lượng phân gà thải ra khoảng 5-6 tấn/ngày. Hiện tại Công ty chưa có khu xử lý phân gà mà chứa ở khu vực phía ngoài chuồng nuôi có mái che bằng tôn, không có tường, vách ngăn xung quanh và để cả ra khu vực đất trống ngoài trời với số lượng rất lớn, bên dưới có một ao nhỏ chứa nước thải. Phân tươi không được xử lý tạo mùi hôi thối, khó chịu, lượng ruồi, muỗi rất nhiều!

Có thể nói việc doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh sản xuất được địa phương ủng hộ, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Do đó, đề nghị các cơ quan chức năng huyện Cẩm Khê cần sớm vào cuộc giải quyết dứt điểm tình trạng này để ổn định cuộc sống của người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 9 phút trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 11 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.