Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững: Chưa giàu được từ rừng (Bài 1)

Sỹ Hào - 10:20, 25/05/2023

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp gắn với ổn định và nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng giữa công tác phát triển lâm nghiệp và mục tiêu giảm nghèo ở địa bàn này vẫn còn “độ vênh” nhất định, đòi hỏi phải có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách.

Diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ của cả nước còn rất hạn chế (Trong ảnh: Rừng sản xuất của đồng bào dân tộc M’Nông ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)
Diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ của cả nước còn rất hạn chế. (Trong ảnh: Rừng sản xuất của đồng bào dân tộc Mnông ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

Ở những nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống thường là những địa bàn có tỷ lệ che phủ rừng cao hơn bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng lại là những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Trên bình diện chung, ngành Lâm nghiệp cũng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Đóng góp còn hạn chế

Số liệu từ Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, cả nước hiện có trên 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 46,4% tổng diện tích toàn quốc; trong đó tổng diện tích rừng cả nước là trên 14,7 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đạt khoảng 42%. Trong 4 tháng đầu năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung trên cả nước ước đạt 69,8 nghìn ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo PGs.Ts. Vũ Huy Đại - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ (Đại học Lâm nghiệp), với diện tích rừng, đất rừng hiện có, Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững, từ đó thúc đẩy đóng góp của ngành vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) không cao, chỉ dao động trong khoảng 1% tổng GDP quốc gia. Vì vậy, dù là 1 trong 3 trụ cột của “bệ đỡ” nền kinh tế, nhưng tỷ lệ đóng góp của ngành này vào tăng trưởng chung là không nhiều.

Đơn cử như năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Với riêng ngành Lâm nghiệp, số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, năm 2022, trị giá xuất khẩu lâm sản ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2021, xuất siêu khoảng 14,1 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành Nông nghiệp là 0,27 điểm phần trăm, thủy sản đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Nhiều địa phương miền núi có tỷ lệ cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng rất cao. (Trong ảnh: TP. Bắc Kạn tổ chức cấp phát gần 5 tấn gạo hỗ trợ cứu đói và thời kỳ giáp hạt đầu năm 2023 cho người dân - Ảnh: backancity.gov.vn)
Nhiều địa phương miền núi có tỷ lệ che phủ rừng cao, nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng rất cao. (Trong ảnh: Tp. Bắc Kạn tổ chức cấp phát gần 5 tấn gạo hỗ trợ cứu đói và thời kỳ giáp hạt đầu năm 2023 cho người dân - Ảnh: backancity.gov.vn)

Vì sao ngành Lâm nghiệp vẫn cứ “lẹt đẹt”, dù có tiềm năng rất lớn? Nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chỉ rõ, hiện sản phẩm lâm nghiệp của nước ta chủ yếu là sản phẩm thô; số doanh nghiệp chế biến còn hạn chế; chi phí chế biến cao làm “đội” giá thành sản phẩm. Một thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, cả nước hiện có 6.234 doanh nghiệp (DN) chế biến, thương mại gỗ thì khoảng 42% DN tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ; trong khi vùng nguyên liệu chủ yếu tập trung ở miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn tới tăng giá thành sản phẩm và giảm sức cạnh tranh.

Một nguyên nhân chính nữa là, hiện diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ của cả nước còn rất hạn chế. Số liệu của Cục Lâm nghiệp cho thấy, cả nước hiện có trên 489 nghìn ha rừng trồng sản xuất gỗ lớn; tổng diện tích rừng có chứng chỉ tại Việt Nam mới đạt hơn 307.000 ha, trong đó bao gồm 40.000 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Vì vậy, đối với các sản phẩm xuất khẩu, ngành lâm nghiệp vẫn phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, với lượng nhập khẩu tăng theo năm. Trong đó, năm 2018, nước ta nhập khẩu 8,4 triệu tấn gỗ, năm 2019 là 8,5 triệu tấn, năm 2022 là 10,1 triệu tấn.

Sinh kê của đại bộ phận người dân miền núi dựa vào rừng. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Dao ở thôn Sải Duần, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có thu nhập ổn định từ nghề thuốc Nam- Ảnh: TL)
Sinh kế của đại bộ phận người dân miền núi dựa vào rừng. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Dao ở thôn Sải Duần, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có thu nhập ổn định từ nghề thuốc Nam - Ảnh: TL)

Tỷ lệ nghèo cao ở những nơi nhiều rừng

Một trong những vai trò quan trọng của ngành Lâm nghiệp là giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo cho các địa phương có rừng. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong năm 2022, ngành Lâm nghiệp đã tạo việc làm cho trên 500.000 công nhân lao động và trên 1 triệu hộ nông dân tham gia trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn này.

Nhưng ngành Lâm nghiệp đã tạo được “cú hích” thực sự cho công tác giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi - nơi mà sinh kế của đại bộ phận người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng? Trong tham luận của Ủy ban Dân tộc tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” được tổ chức tại Tp. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngày 4/4/2023 đã đưa ra một cảnh báo đáng suy ngẫm.

Theo đó, Ủy ban Dân tộc nhận định, đồng bào DTTS chưa ổn định đời sống được từ rừng. Nhiều địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi có tỷ lệ che phủ rừng cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo càng ở mức rất cao. Đơn cử như tỉnh Bắc Kạn, năm 2022, tỷ lệ che phủ rừng đạt 73,4% (cao nhất cả nước), nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại chiếm 24,82%; tỉnh Cao Bằng có tỷ lệ che phủ rừng là 55,29% thì tỷ lệ hộ nghèo là 29%…

Ở phạm vi hẹp hơn, tỷ lệ che phủ rừng cũng tỷ lệ thuận với tình trạng nghèo. Đơn cử như xã Nậm Khăn (huyện Nậm Pồ, Điện Biên), tỷ lệ che phủ rừng của xã hiện đạt 77,1%, nhưng theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo của Nậm Khăn chiếm trên 40%. Tính chung cả tỉnh Điện Biên, với tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 43,5% (cao hơn mức bình quân chung cả nước) nhưng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 39,98% tổng số hộ, đứng thứ 3 cả nước về số hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025.

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào các DTTS. (Ảnh minh họa)
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào các DTTS. (Ảnh minh họa)

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc, miền núi - nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, thực tế, tình trạng nghèo của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS xuất phát từ nhiều nguyên nhân, được đo lường đa chiều; nhưng chỉ số thu nhập vẫn là công cụ quan trọng nhất. Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, thu nhập của đồng bào DTTS chỉ thực sự ổn định khi sinh kế của họ được bảo đảm. 

Thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến quyền sinh kế của đồng bào dân DTTS; bạn bè quốc tế đều ghi nhận chính sách dân tộc của Việt Nam là ưu việt, nhưng do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan trong triển khai thực hiện, nên đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn nổi lên một số vấn đề rất đáng quan ngại.

Đặc biệt, với một bộ phận người dân chủ yếu có sinh kế từ rừng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp gắn với ổn định và nâng cao đời sống của người dân. Có thể kể đến Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992); Chương trình trồng 5 triệu ha rừng (Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998); Chính sách phát triển rừng sản xuất (Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007); Chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020 (Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015)…

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần quan trọng nâng cao độ che phủ rừng, giảm thiên tai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, hiện công tác giảm nghèo gắn với phát triển lâm nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn nhiều tồn tại, đòi hỏi phải có những điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn tới; đặc biệt là cần có cơ chế, chính sách tạo đột phá để phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 đặt mục tiêu đến năm 2025 có 50% và đến năm 2030 có 80% số hộ miền núi, người DTTS sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa; đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người DTTS làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3,0%; đến năm 2030 thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung cả nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 1 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 1 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 1 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 15:35, 02/05/2024
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...