Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển các dân tộc rất ít người từ việc sửa đổi Nghị định số 57/2017/NĐ-CP: Hướng tới hỗ trợ giáo dục theo vòng đời (Bài cuối)

Cù Hương - Sỹ Hào - 09:32, 21/11/2023

Nghị định số 57/2017/NĐ – CP là một trong các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, đối tượng thụ hưởng là trẻ em, học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các dân tộc rất ít người. Nhưng chính sách ưu tiên tại Nghị định so với các chính sách khác ít nhiều tạo ra sự so sánh trong cộng đồng các dân tộc. Để phát triển toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi thì việc hướng tới hỗ trợ giáo dục theo vòng đời là giải pháp căn cơ.

Tạo ra sự so sánh

Theo kết quả điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS do Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê thực hiện gần đây nhất, thời điểm tháng 4/2019, tại 51 tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi có 18.717 trẻ em, HS, SV thuộc các dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập; trong đó giáo dục mầm non có 2.232 em, giáo dục phổ thông có 16.011 em, giáo dục nghề nghiệp có 181 em, giáo dục đại học có 239 em.

Nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ chủ yếu từ ngân sách Trung ương. Trong đó, tại 39 tỉnh, thành phố sử dụng kinh phí Trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ cho 18.511 HS (gồm: 2.225 trẻ mầm non, 15.922 HS phổ thông, 154 HS học nghề và 210 SV đại học). Số trẻ em, HS, SV các dân tộc rất ít người còn lại tại 12 tỉnh, thành phố tự chủ về kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ

Trên thực tế, bên cạnh Nghị định số 57/2017/NĐ – CP, hiện có rất nhiều chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ em, HS, SV người DTTS. Đơn cử như, chính sách miễn giảm học phí tại Nghị định số 81/2002/NĐ-CP; chính sách học bổng theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP; chính sách hỗ trợ học tập cho trẻ em độ tuổi mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP; chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP; chính sách phát triển giáo dục mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP;…

SV người DTTS đang học tập tại các cơ sở giáo dục đại học quốc dân được hỗ trợ học phí, tiền ăn, được vay vốn tín dụng. (Ảnh minh họa)
SV người DTTS đang học tập tại các cơ sở giáo dục đại học quốc dân được hỗ trợ học phí, tiền ăn, được vay vốn tín dụng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, các chính sách này lại qui định mức, thời gian hỗ trợ khác nhau, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Đơn cử, cùng là trẻ mầm non người DTTS, nhưng Nghị định số 57/2017/NĐ – CP quy định hỗ trợ 30% lương cơ sở/HS/tháng còn Nghị định 06/2018/NĐ-CP lại hỗ trợ 10%, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP lại hỗ trợ 160 nghìn đồng/HS/tháng (tương đương 10,7%)…

Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tại các chính sách cũng khác nhau. Trong khi Nghị định số 57/2017/NĐ – CP thời gian được hưởng là 12 tháng, thì Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 06/2018/NĐ-CP quy định chỉ có 9 tháng/năm học. Điều này, đã gây không ít khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện ở các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi; đồng thời dẫn tới tình trạng thiếu công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc.

 Sự khác nhau về mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và điều kiện để hỗ trợ của chính sách tạo ra sự so sánh trong cộng đồng các dân tộc (được hưởng - không được hưởng; được hưởng nhiều - được hưởng ít).

Nguyên tắc nhất quán trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những bất cập nêu trên trong xây dựng, ban hành, thực hiện các chính sách hỗ trợ học tập cho trẻ mầm non, HS, SV người DTTS đã được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chỉ rõ và kiến nghị, cần được sửa đổi trong Báo cáo số 458/BC-HĐDT15 ngày 16/6/2022 về kết quả giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016 – 2021.

HS người DTTS trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ tiền ăn, chính sách vay vốn tín dụng.
HS người DTTS trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ tiền ăn, chính sách vay vốn tín dụng.

Hỗ trợ theo vòng đời

Ngày 13/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 378/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tại Báo cáo số 458/BC-HĐDT15. Trong Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao UBDT khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng Đề án hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho học sinh DTTS tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBDT đã hoàn thành xây dựng dự thảo Đề án “Hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho học sinh DTTS tại vùng đồng bào DTTS và miền núi” (gọi tắt là dự thảo Đề án). Đề án hướng tới mục tiêu xây dựng một chính sách tổng thể hỗ trợ cho trẻ em, HS, SV người DTTS có cơ hội học tập xuyên suốt, liên tục, kịp thời theo từng giai đoạn học tập, để nâng cao trình độ học vấn trong cộng đồng người DTTS và khuyến khích các em có tài năng phát huy tốt nhất năng lực, trí tuệ, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo dự thảo Đề án, chính sách hỗ trợ sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn học tập của HS người DTTS. Trong đó, giai đoạn Giáo dục mầm non sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa (dự kiến bằng 30% mức lương cơ sở/HS/tháng, được hưởng 12 tháng/năm) và chính sách hỗ trợ học phẩm (dự kiến bằng 5% mức lương cơ sở/HS/tháng và được hưởng 12 tháng/năm). Đối tượng hỗ trợ là trẻ em DTTS tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, không phân biệt thành phần dân tộc.

Dự thảo Đề án đề xuất thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho tất cả HS khối Mầm non người DTTS, dự kiến bằng 30% mức lương cơ sở/HS/tháng, được hưởng 12 tháng/năm.
Dự thảo Đề án đề xuất thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho tất cả HS khối Mầm non người DTTS, dự kiến bằng 30% mức lương cơ sở/HS/tháng, được hưởng 12 tháng/năm.

Đối với Giáo dục phổ thông (giai đoạn 2), dự thảo Đề án đề xuất thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh người DTTS trong suốt thời gian học tập tại trường THCS; ở cấp THPT thì miễn giảm 100% học phí cho HS thuộc các dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù trong suốt thời gian học tập tại trường (HS thuộc các dân tộc còn nhiều khó khăn được miễn giảm 70%, HS các DTTS còn lại là 50%). Trong giai đoạn 2, tất cả HS các DTTS được hưởng chính sách hỗ trợ học phẩm, với định mức dự kiến bằng 5% mức lương cơ sở/HS/tháng và được hưởng 12 tháng/năm.

Cũng trong giai đoạn 2, dự thảo Đề án đề xuất thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa. Trong đó, ở cấp Tiểu học, HS thuộc các dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 40% mức lương cơ sở; HS thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 30% mức lương cơ sở; HS thuộc các DTTS còn lại được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 20% mức lương cơ sở.

“Ở cấp THCS và THPT, HS thuộc các dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 100% mức lương cơ sở. HS các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 60% mức lương cơ sở; HS các DTTS còn lại được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 40% mức lương cơ sở”, dự thảo Đề án đề xuất.

Dự thảo Đề án cũng xây dựng các chính sách cho HS Giáo dục nghề nghiệp (giai đoạn 3) và Giáo dục đại học (giai đoạn 4), gồm chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ tiền ăn, chính sách vay vốn tín dụng. Các chính sách bảo đảm nguyên tắc hỗ trợ bình đẳng, có ưu tiên đối với HS, SV thuộc các dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù.

 Đặc biệt, dự thảo Đề án đề xuất chính sách thưởng. Theo đó, HS, SV người DTTS học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên (ở năm học trước đó) được nhà trường thưởng một lần/năm, với các mức: 30% mức lương cơ sở nếu đạt khá, 50% mức lương cơ sở nếu đạt giỏi; 70% mức lương cơ sở nếu đạt xuất sắc.

Những chính sách được xây dựng trong dự thảo Đề án hướng tới mục tiêu nâng cao cơ hội học tập tiếp cận công bằng cho trẻ em, HS, SV người DTTS để các em được tiếp cận giáo dục, học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức. Việc hỗ trợ giáo dục theo từng giai đoạn từng bước sẽ xóa bỏ khoảng cách chênh lệch giáo dục giữa vùng, miền và các nhóm dân tộc, tạo được nguồn nhân lực DTTS chất lượng cao để phục vụ mục tiêu, định hướng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh vùng đòng bào DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 9 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 9 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 10 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 10 giờ trước
Ngày 16/5, Công an Tp. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa nhận được thư cảm ơn của chị H’Riêu Byă, dân tộc Ê Đê, ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vì đã kịp thời giải cứu và đưa em gái của chị về với gia đình an toàn khi bị kẻ xấu dụ dỗ lừa đảo với chiêu trò "việc nhẹ lương cao".
Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Chelsea đã vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng sau khi đánh bại Brighton tại trận đá bù Vòng 34 Ngoại hạng Anh. Đây là chiến thắng thứ tư liên tiếp của Chelsea sau trận thua nặng nề Arsenal 0-5 ngày 24/4.