Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy tối đa nguồn lực để bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Bố Y

Trọng Bảo - 04:45, 26/11/2023

Bố Y là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Hiện nay, đồng bào Bố Y sinh sống chủ yếu tại một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Bà con hiện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, ấn tượng nhất là trang phục truyền thống của người Bố Y.

Trang phục dân tộc Bố Y mang vẻ đẹp khỏe khoắn
Trang phục dân tộc Bố Y mang vẻ đẹp khỏe khoắn

Vẻ đẹp độc đáo trang phục dân tộc Bố Y

Trang phục của người Bố Y có vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ nhưng không kém phần nữ tính (đối với trang phục cho nữ giới). Nghệ nhân dân gian Lồ Lài Sửu, dân tộc Bố Y,  ở xã Thanh Bình, huyện Mường Khương cho biết: Điểm nhấn của trang phục dân tộc Bố Y là trang sức bạc được thiết kế, chế tác rất tinh xảo.

Theo nghệ nhân Sửu, bạc không chỉ để làm trang sức góp phần tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ, mà còn thể hiện nguyện vọng được bảo hộ, chở che từ các đấng thần linh. Người Bố Y còn quan niệm, bạc là để trừ tà ma, chống gió độc, mang lại những điều tốt lành, sức khỏe cho người dùng…Do đó, phụ nữ Bố Y thường dùng nhiều đồ trang sức bằng bạc trắng như: Vòng tai, nhẫn bạc, vòng tay, yếm bạc... Trong đó, bộ yếm bạc là độc đáo, tinh xảo nhất.

“Yếm bạc của người phụ nữ Bố Y được thiết kế có dây dài 46cm, hai đầu dây đính vào hai bên của cổ áo với đôi bướm bạc; nối giữa hai đôi bướm là ba sợi dây xích bạc. Mỗi dây mắt xích có 240 vòng bạc nhỏ. Phần dưới của yếm bạc là ba sợi dây xích dài 15cm với 360 vòng xích. Ba đầu trên của ba sợi dây xích gắn với 6 con cá nhỏ và nhiều hoa văn bằng những chùm hạt nhỏ. Phần dưới của mỗi sợi dây xích được gắn với 6 con cá nhỏ hơn. Nối giữa mắt xích của hoa văn cá là hai đồng bạc”, Nghệ nhân Sửu cho biết.

Một trong những nét đặc sắc nữa trong trang phục của người Bố Y đó là chiếc khăn đội đầu của phụ nữ với nhiều thông điệp. Chị em phụ nữ Bố Y thường đội khăn bằng vải bông thô, tự dệt, nhuộm chàm với 3 kiểu khác nhau tùy theo độ tuổi.

Nghệ nhân Lồ Lài Sửu cho hay, những cô gái chưa chồng, thì đội kiểu khăn có hoa văn hình chữ nhật, chiều dài khoảng 1,8m rộng 0,35m, ở giữa khăn có các đường chỉ màu rực rỡ chạy song song và các họa tiết hoa văn thêu nổi. Khi đội, họ gập khăn làm tư theo chiều dọc rồi vấn tròn lên đầu, tóc tết thành hai dải cuốn ra ngoài khăn.

 Khi có chồng, người phụ nữ dùng khăn màu chàm dài 1,35m rộng 0,36m không có hoa văn. Phụ nữ có chồng tết tóc thành hai dải, vấn quanh đầu rồi chít khăn bên ngoài để hai đầu khăn rủ xuống hai bên tai. Đến tuổi trung niên, họ vấn tóc quanh đầu rồi chít khăn chàm thô, không thêu hoa văn; khăn được gấp làm đôi theo chiều dọc rồi chít phủ xung quanh đầu.

Trang phục truyền thống còn góp phần làm nên vẻ đẹp rạng rỡ cho phụ nữ Bố Y
Trang phục truyền thống còn góp phần làm nên vẻ đẹp rạng rỡ cho phụ nữ Bố Y

Không như trang phục của nhiều dân tộc khác, phụ nữ Bố Y không mặc váy mà mặc áo lửng xẻ tà và quần. Trong đó, tay áo được thiết kế ngắn, rộng. Trong mỗi chiếc áo đều có đôi ống tay rời, khi mặc sẽ lồng ống tay rời vào thân áo. Ống tay rời được trang trí với nhiều hoa văn và những đường viền, nếp gấp đan xen nhau.

Trang phục ngày thường của nam giới Bố Y thì khá đơn giản; tuy nhiên, trang phục cho những ngày lễ, thì được thiết kế khá tỉ mỉ, cầu kỳ. Trong ngày cưới, chú rể mặc áo dài có hai vạt, cổ đứng, thân chùng quá gối, ống tay áo nhỏ dần đều bó lấy cánh tay, hai bên nách có hai đường chiết li. Điểm đặc biệt đó là nam giới Bố Y chỉ mặc áo dài hai lần trong cuộc đời là trong lễ cưới và khi nhắm mắt xuôi tay.

Phát huy tối đa nguồn lực để bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Bố Y 

Thực tế cho thấy, thời gian qua, dân tộc Bố Y đã gìn giữ và phát huy tốt văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của mình. Điều này cho thấy vai trò của Người có uy tín, các nghệ nhân đã làm tốt công tác tuyền truyền, giáo dục cho giới trẻ về vẻ đẹp riêng có trong văn hóa truyền thống của dân tộc mình; cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giàn giữ nét đẹp này.

Nhiều năm nay, Nghệ nhân Lồ Lài Sửu đã miệt mài truyền bá, lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình. Bà là người tiên phong trong việc giữ nghề làm trang phục truyền thống. Ngôi nhà của bà là nơi lưu giữ, trưng bày trang phục dân tộc. 

Để thuận lợi cho việc giữ gìn trang phục dân tộc, bà Sửu còn làm riêng một tiệm may nhỏ; nơi đây không chỉ giúp bà thỏa mãn đam mê với việc làm nên những bộ trang phục của dân tộc, mà còn là nơi để bà hướng dẫn, truyền dạy cho con cháu cách vấn khăn, buộc tóc, mặc áo, đeo trang sức...

Chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Bố Y chứa đựng nhiều thông điệp
Chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Bố Y cũng ẩn chứa nhiều thông điệp

Ông Phùng Huy Tường, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết: Trong nhịp sống hiện đại nhiều nét văn hóa của đồng bào các dân tộc có nguy cơ mai một thì những người như nghệ nhân Lồ Lài Sửu là rất đáng trân trọng.

“Chúng tôi rất mừng khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có giành nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các dân tộc rất ít người; trong đó, có lĩnh vực bảo tồn phát triển văn hóa. Chúng tôi sẽ phát huy tối đa nguồn lực này để bảo tồn, phát triển văn hóa của đồng bào Bố Y trên địa bàn”, ông Tường khẳng định.

Trang phục là một thành tố văn hóa không thể thiếu trong di sản văn hóa truyền thống, rất dễ nhận biết của từng dân tộc. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người, tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp của quá khứ để lại cho ngày nay. 

"Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các DTTS, trong đó có trang phục của đồng bào Bố Y, không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa, của cấp ủy, chính quyền địa phương mà cần sự chung tay, góp sức của cả xã hội", ông Phùng Huy Tường, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 11 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 11 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 11 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 11 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 11 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 12 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 12 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).