Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy hiệu quả vốn đầu tư từ Chương trình 135

PV - 08:35, 20/04/2018

Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện việc đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 một cách có trọng tâm, trọng điểm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này.

Bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình. Bà Đinh Thị Thảo,Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.

 

Xin bà cho biết việc đầu tư Chương trình 135 có trọng điểm của tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua?

Tỉnh Hòa Bình là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm trên 73% dân số toàn tỉnh, có 6 dân tộc chủ yếu là Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông (dân tộc Mường chiếm trên 63%). Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND cùng các sở, ban, ngành, đến nay việc đầu tư có trọng điểm mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS tiếp tục được cải thiện, cơ bản các xã có đủ trường tiểu học và trung học cơ sở, điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã, 100% xã có điểm bưu diện văn hoá xã, 100% xã có trạm y tế, đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch, khám chữa bệnh ban đầu.

Cụ thể, tổng số vốn đầu tư 2 năm (2016-2017) là 228 tỷ đồng đầu tư xây dựng 239 công trình, bao gồm: 125 công trình giao thông; 01 công trình điện; 53 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 22 công trình trường học và hạng mục phụ trợ; 31 công trình thủy lợi; 03 công trình nước sinh hoạt; 04 công trình khác ở những xã, thôn ĐBKK, tiêu biểu như ở các huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc...

Các hợp phần khác của Chương trình 135 được triển khai như thế nào, thưa bà?

Bên cạnh việc đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ bản, tỉnh Hoà Bình triển khai có hiệu quả các hợp phần khác của Chương trình 135. Cụ thể trong 2 năm 2016-2017, toàn tỉnh triển khai gần 80 tỷ đồng để phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Hiện nay, UBND các huyện đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định danh mục các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai thực hiện. Về công tác duy tu bảo dưỡng các công trình, UBND các huyện đã phê duyệt kinh phí và kế hoạch chi tiết giao UBND xã tổ chức thực hiện. Nội dung nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở, Ban Dân tộc đang xây dựng kế hoạch chi tiết báo cáo UBND tỉnh phê duyệt tổ chức thực hiện. Các nội dung hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp ước thực hiện hết năm 2017 đạt 100% kế hoạch giao.

Mô hình kinh tế đem lại hiệu quả ở xã ĐBKK. Mô hình kinh tế đem lại hiệu quả ở xã ĐBKK.

 

Quá trình triển khai Chương trình 135, tỉnh Hoà Bình gặp những thuận lợi, khó khăn nào, thưa bà?

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đã từng bước được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh năm 2016 còn khoảng 20,38% (giảm 4% so với năm 2015).

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 theo Luật Đầu tư công còn gặp nhiều lúng túng do các Nghị định ban hành sau Luật chưa đồng bộ; Trung ương giao vốn chậm, chưa đủ theo hướng dẫn (tháng 5/2017 Ủy ban Dân tộc mới thông báo mức vốn cho từng dự án thuộc Chương trình 135 kế hoạch năm 2017), ngày 20/6/2017 Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt danh sách xã vào diện đầu tư của Chương trình 135 đã ảnh hưởng chậm tiến độ thực hiện các nguồn vốn được giao.

Ngoài ra, ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đội ngũ lãnh đạo của một số xã năng lực còn hạn chế, đã ảnh hưởng trong tổ chức thực hiện Chương trình.

Thưa bà, giải pháp nào được áp dụng trong thời gian tới để Chương trình 135 phát huy hiệu quả thiết thực hơn?

Kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình giai đoạn 2011-2015, tỉnh Hòa Bình có 3 xã và 2 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Để thực hiện tốt việc triển khai Chương trình 135 trong thời gian tới Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình cần thực hiện tốt công tác tham mưu đề xuất, cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư cho vùng đồng bào DTTS, vùng ĐBKK. Bổ sung hoàn thiện, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những phát sinh, vướng mắc từ cơ sở.

Bên cạnh đó, tăng cường, khuyến khích, huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế, người dân và cộng đồng xã hội để thực hiện Chương trình. Các cơ quan, đơn vị được phân công, bằng nhiều hình thức giúp xã, thôn bản đặc biệt khó khăn xoá đói giảm nghèo. Vận động người dân các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn tự chủ vươn lên thoát nghèo, có cơ chế phù hợp đối với hộ thoát nghèo, hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, bản về kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quản lý dự án thực hiện các nội dung của Chương trình. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thực hiện có hiệu quả nguồn hỗ trợ đầu tư cho sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh thất thoát, lãng phí.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

DOÃN KIÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 21/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ Khai mạc Hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước tỉnh Kon Tum năm 2024. Chương trình nhằm giúp trẻ em trên địa bàn tỉnh rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là vào dịp Hè.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 6 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.