Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc Việt Nam

PV - 11:26, 09/04/2019

Tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, khi cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc, các Ủy viên Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm và đánh giá cao quy định về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển. Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc được hiểu như thế nào, thưa ông?

Quy định bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc là vấn đề không mới đối với các nước trên thế giới. Đơn cử, Luật Kiến trúc của Pháp định nghĩa: “Kiến trúc là biểu hiện của văn hóa”. Nhưng với nước ta, vẫn là khái niệm còn khá mới mẻ. Hiểu đơn giản là, bản sắc dân tộc là bản sắc của 54 dân tộc anh em, của toàn thể cộng đồng sống trên đất nước Việt Nam. Kiến trúc nằm trong bối cảnh như thế đương nhiên phải có bản sắc.

Bộ Xây dựng, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Hội KTS Việt Nam… đã và đang cùng chung quan điểm, tư tưởng này trong quá trình xây dựng luật. Theo đó, quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc được xây dựng với 2 nội dung quan trọng, gồm bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và yêu cầu quản lý đối với các công trình kiến trúc có giá trị. Đối với địa phương, chính quyền sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, cùng với các dân tộc anh em, cộng đồng gìn giữ bản sắc của từng địa phương, không để mai một bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, không để các dân tộc ít người và những người yếu thế mất quyền lợi.

Thưa ông, bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện như thế nào trong kiến trúc Việt Nam và mục đích chính của việc bổ sung quy định về bản sắc văn hóa dân tộc trong Luật Kiến trúc là gì?

Nghiễm nhiên, dự thảo Luật không thể mô tả cụ thể nội dung bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc cũng như bản sắc văn hóa trong kiến trúc của từng dân tộc, bởi đây là những yếu tố hết sức đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, kiến trúc ở địa phương nào, vùng miền nào, dân tộc nào phải mang bản sắc của địa phương, vùng miền, dân tộc đó.

Ví dụ: Nhà Rông là kiến trúc độc đáo của dân tộc Ba Na hay Jrai ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như: cỏ ranh, tre, gỗ, lồ ô,… Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng, và được dựng trên một khoảng đất rộng, nằm ngay khu vực trung tâm của buôn làng, chứ không thể mang kiến trúc ở Hà Nội vào Tây Nguyên làm nhà Rông bằng bê tông, cốt thép.

Hay như trong kiến trúc nhà của người Mường ở Tây Bắc, nhà được lợp bằng cỏ tranh, lá cọ hay rạ đan lại thành từng phên dài từ 1,2-1,5m. Nhà được phân ra làm 3 mặt bằng, tầng trên cùng chứa lương thực, đồ dùng gia đình; tầng 2 là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, tiếp khách, với bếp lửa đặt ở giữa nhà; gầm sàn để dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc. Nhà bố trí 2 cầu thang, cầu thang chính ở đầu hồi bên phải và cầu thang phụ đặt ở đầu hồi bến trái nhà.

Hiện nay kiến trúc Việt Nam đang có xu hướng thương mại hóa, quốc tế hóa mà làm nhạt nhòa đi bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời, sự thiếu kiểm soát, thiếu quản lý đã gây nên tình trạng lộn xộn. Điều này yêu cầu phải bổ sung quy định về bản sắc văn hóa dân tộc trong dự án Luật Kiến trúc nhằm hạn chế kiến trúc ngoại lai, gây phản cảm, phá vỡ cảnh quan lịch sử, không gian văn hóa, môi trường để giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp với từng dân tộc, từng vùng miền.

Nét đặc sắc trong kiến trúc ngôi nhà Dài của dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên. (Trong ảnh: Nhà dài của đồng bào Ê-đê được phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội) Nét đặc sắc trong kiến trúc ngôi nhà Dài của dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên. (Trong ảnh: Nhà dài của đồng bào Ê-đê được phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội).

Thưa ông, khi dự án Luật Kiến Trúc được thông qua, để triển khai đồng bộ và có hiệu quả quy định bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc cần phải có những giải pháp nào? Và Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam sẽ có kế hoạch hoạt động gì để thực hiện quy định phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc ?

Để triển khai đồng bộ và có hiệu quả quy định bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc, không chỉ cần có một kiến trúc sư giỏi mà cần sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban, ngành, của cả xã hội, cộng đồng và các nhà quản lý để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, quy định các địa phương, có trách nhiệm cụ thể hóa các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với từng vùng, miền, địa phương do mình quản lý.

Hội Kiến trúc sư với vai trò rất quan trọng, là một trong những tổ chức tham gia soạn thảo Luật Kiến Trúc cùng Bộ Xây dựng trình Quốc hội, sau khi dự án Luật được Quốc hội thông qua, Hội Kiến trúc sẽ chuẩn bị chương trình đào tạo cho kiến trúc sư hành nghề; xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan; cấp chứng chỉ hành nghề để tạo ra một đội ngũ kiến trúc sư trẻ có năng lực, tiếp cận nhanh với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc trong từng sản phẩm kiến trúc.

Trân trọng cảm ơn ông!

HOÀI DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Tham vấn tác động của Dự án kênh đào Phù Nam - Techo đến Đồng bằng sông Cửu Long

Tham vấn tác động của Dự án kênh đào Phù Nam - Techo đến Đồng bằng sông Cửu Long

Tin tức - N. Tâm - 52 phút trước
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, việc triển khai Dự án kênh đào Phù Nam - Techo của Campuchia sẽ tác động đến môi trường và hệ thống nước sông Mê Kông, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc tham vấn, đánh giá độc lập về dự án được quan đặc tâm đặc biệt, từ đó chuyển tải các ý kiến đến Ủy hội sông Mê Kông quốc tế và phía Campuchia.
U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

Thể thao - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Trong lượt trận thứ 3 bảng D giải U23 châu Á, U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan gặp nhau để cạnh tranh vị trí nhất bảng. Với đẳng cấp hơn hẳn, U23 Uzbekistan đã dễ dàng đánh bại U23 Việt Nam với tỷ số 3-0.
U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Mặc dù chỉ là trận đấu thủ tục khi hai đội đã chính thức bị loại, nhưng những diến biến trên sân lại kịch tính bất ngờ. Chung cuộc, U23 Malaysia đã thất bại trước U23 Kuwait với tỷ số 1-2 và rời giải U23 châu Á với 0 điểm.
Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Arsenal đã tiếp đón Chelsea trên sân nhà. Trong trận derby thành London, đội chủ nhà đã đè bẹp đội khách với tỷ số 5-0.
Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Xã hội - T.Nhân - 1 giờ trước
Ngày 24/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã diễn ra Lễ truy điệu và an táng các Liệt sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng đã anh dũng hy sinh tại Cao điểm 174.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Ngày 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 24/4, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Chính phủ Cộng hòa dân chủ Bangladesh Md. Mahbub Hossain cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.