Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phân bổ Chi tiêu công cho mục tiêu giảm nghèo: Càng về cơ sở càng... teo

PV - 10:06, 04/04/2018

Trong những năm qua, mặc dù ngân sách nhà nước đã dành phần khá lớn cho công tác giảm nghèo, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

Dù tổng chi sự nghiệp y tế rất lớn nhưng chi y tế xã hiện rất thấp (trong ảnh, đồng bào DTTS được chăm sóc sức khỏe). (Ảnh minh họa) Dù tổng chi sự  nghiệp y tế rất lớn nhưng chi y tế xã hiện rất thấp (trong ảnh, đồng bào DTTS được chăm sóc sức khỏe).(Ảnh minh họa)

Ngoài nguyên nhân có quá nhiều văn bản hướng dẫn, gây nên sự chồng chéo, phân tán, xé lẻ nguồn lực thì việc phân bổ định mức chi tiêu công cho các lĩnh vực, các chương trình, dự án không đồng đều cũng là một bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi.

Chồng chéo chính sách

Chi tiêu công là một công cụ quan trọng của Chính phủ nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong chi tiêu công có một nội dung chi riêng biệt tập trung vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo-đó là chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chi tiêu công nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn được thực hiện thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với người nghèo.

Theo số liệu của Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp-Bộ Tài chính, năm 2017, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 7.231 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp là 2.231 tỷ đồng; vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng). Ngân sách Trung ương đã bố trí trong chi cân đối ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng đồng bào DTTS.

Ngoài ra, trong quá trình điều hành dự toán năm 2017, ngân sách Trung ương đã bổ sung cho các địa phương để thực hiện chính sách này là 13.004 tỷ đồng. Cũng trong năm 2017, ngân sách nhà nước đã bố trí 2.010 tỷ đồng cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp, hiện nay, số lượng chính sách giảm nghèo lớn (có khoảng 150 chính sách) quy định ở nhiều văn bản, trong khi nguồn lực hạn chế dẫn đến tình trạng nguồn lực bị xé lẻ, phân tán, hiệu quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí nguồn lực.

Nhiều chính sách còn chồng chéo, trùng lắp về đối tượng hoặc địa bàn; một số chính sách có phương thức hỗ trợ chưa phù hợp. Các chính sách chủ yếu tập trung dưới dạng hỗ trợ, cấp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, ít chính sách hỗ trợ gián tiếp (như cho vay) nên chưa tạo động lực cho người nghèo thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.

Cùng quan điểm với ông Trường, bà Nguyễn Thị Lê Thu, Phó Trưởng ban Chính sách Tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính-Bộ Tài chính cho rằng, có quá nhiều chính sách hỗ trợ không điều kiện (chính sách cho không) đối với người nghèo, gây tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người nghèo. Ngoài ra, một số chính sách được ban hành mà không tính toán đến nguồn lực đảm bảo, không có nguồn để thực hiện, dẫn đến hiện tượng nợ chính sách…

Chênh lệch định mức phân bổ

Một vấn đề cũng khiến các chuyên gia kinh tế quan tâm là lâu nay định mức phân bổ chi tiêu công giữa các tuyến (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) chưa phù hợp; phần lớn tập trung ở tuyến Trung ương, tuyến tỉnh; còn tuyến huyện/xã lại rất nhỏ. Điều này dẫn tới thực trạng, không phải toàn bộ nguồn lực của các chương trình xoá đói giảm nghèo đến được với người nghèo, một số khoản chi có hiệu quả không cao.

Lấy lĩnh vực y tế làm dẫn chứng, lâu nay tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp cho y tế tại tuyến Trung ương là 36,8%, tuyến tỉnh là 44,7%, tuyến huyện là 16,2% và tuyến xã là 2,3%. Điều đáng lưu ý nữa là tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hầu hết tập trung tại tuyến Trung ương và tuyến tỉnh (chiếm đến 97%), như vậy mạng lưới y tế cơ sở hầu như không có kinh phí cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách.

Trong mạng lưới y tế cơ sở thì các trạm y tế xã được xác định giữ vị trí “gác cổng” của ngành Y tế, là địa chỉ khám chữa bệnh chủ yếu của người nghèo, hộ đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa. Theo tính toán của Bộ Y tế, hiện nay chi lương và hành chính của trạm y tế tuyến xã dù chiếm khoảng 30% tổng chi sự nghiệp y tế được phân bổ theo đầu dân nhưng trạm y tế xã vẫn bố trí được rất ít kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Chính bởi vậy, dù tổng chi sự nghiệp y tế hằng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng nếu quy thành tiền thì thực tế người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo được thụ hưởng các dịch vụ y tế công là rất khiêm tốn. Theo tính toán của Bộ Y tế, chi y tế xã thuộc vùng núi cao hiện chỉ khoảng 130.000-200.000 nghìn đồng/người dân/năm; vùng núi thấp khoảng 95.000-130.000 nghìn đồng/người dân/năm; đồng bằng khoảng 60.000-80.000 đồng/người dân/năm.

Vì sao có sự chênh lệch này? Điều này xuất phát từ quy định của Luật Ngân sách nhà nước đã trao cho các tỉnh thẩm quyền tương đối rộng trong phân bổ ngân sách cho các cấp thấp hơn. Nếu không chú trọng tính công bằng trong phân bổ nguồn lực thì rất khó khắc phục được tình trạng phân bổ không đồng đều giữa các cấp tỉnh, huyện và xã nếu cấp tỉnh không chú trọng đến tính công bằng trong phân bổ nguồn lực. Vì vậy, ngay tại từng tỉnh cũng cần có cơ chế phân cấp hợp lý giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, sao cho các cấp cơ sở có điều kiện đáp ứng tốt nhất dịch vụ công cho các đối tượng dân cư trên địa bàn và chú trọng đến người nghèo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 3 phút trước
Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công Ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thời sự - Minh Nhật - 5 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 phút trước
Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 10 phút trước
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 15 phút trước
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 16 phút trước
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.
Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Pháp luật - Lê Hường - 20 phút trước
Ngày 14/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vy Bảo Châu (SN 1998), trú xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Dân tộc- Tôn giáo - Ngọc Thu - 21 phút trước
Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ngày 14/5, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do ông Hà Việt Quân, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo, chuyên viên một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.