Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Nối dài sức sống của nghệ thuật Cải lương

PV - 15:37, 27/12/2021

Phát triển Cải lương như thế nào trong thời đại công nghệ 4.0 luôn là trăn trở của những người làm nghề, đặc biệt là câu chuyện đào tạo thế hệ kế cận. Mới đây, tại buổi tọa đàm Bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Cải lương trong giai đoạn hiện nay do Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Nhà hát, nhiều chuyên gia, nghệ sĩ, diễn viên đã nói lên tiếng lòng đau đáu của mình về sự “sống còn” của Cải lương trong bối cảnh đương đại.


Vở “Chiếc áo thiên nga”, một trong những công trình lớn của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
Vở “Chiếc áo thiên nga”, một trong những công trình lớn của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang

Đào tạo từ trường lớp hay truyền nghề quan trọng hơn?

Là một trong những nghệ sĩ gắn bó với Nhà hát từ những ngày đầu thành lập, NSƯT Lê Thiện bày tỏ: “Rất mừng khi thấy bộ mặt Nhà hát giờ đây có nhiều đổi mới. Nhưng về mặt nào đó tôi lại thấy buồn vì sân khấu không đủ chỗ để các em làm nghệ thuật. Các thế hệ nghệ sĩ chúng tôi mơ ước có được một sân khấu - một nhà hát quy mô hơn, xứng tầm hơn để có thể thỏa sức sáng tạo”. Tâm tư về vấn đề đào tạo đội ngũ kế thừa, NSƯT Lê Thiện cho rằng, nghệ thuật dạy truyền nghề là rất quan trọng, lý luận học nhiều nhưng nếu thiếu thực tế thì rất khó diễn.

Nghệ sĩ trẻ Minh Trường, vừa tốt nghiệp khoa Đạo diễn Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM cũng đồng tình rằng, công tác truyền nghề rất quan trọng, bởi Cải lương có đặc thù khó hơn những lĩnh vực khác. “Nghệ sĩ vừa ca, vừa diễn, vừa vũ đạo và điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải đa năng, chính vì vậy, khi được các thầy cô truyền nghề, cộng với năng khiếu thì mình sẽ tiếp thu rất nhanh. Nhưng qua quá trình học tập, em cảm nhận cái mình thiếu hiện nay là các nghệ sĩ đi trước dù truyền nghề rất giỏi nhưng kiến thức lại chưa được hệ thống thành một chuỗi bài bản. Vấn đề em đang trăn trở là làm sao phải kết hợp được kiến thức ở nhà trường và kinh nghiệm của các nghệ sĩ đàn anh chỉ dẫn, để trong tương lai có được thế hệ nghệ sĩ vừa có trình độ, vừa có lý luận, lại vừa giỏi nghề”, Minh Trường tâm tư.

NSND Trần Minh Ngọc đồng ý với các ý kiến và phân tích, trong đào tạo hiện nay đang có hai khuynh hướng: Một của nhà trường theo phương pháp sư phạm, có lý luận, có khoa học và một là phương pháp truyền nghề, trên cơ sở kinh nghiệm của nghệ sĩ. “Tôi xin nói thêm một điểm nhỏ, việc truyền nghề hiệu quả hay không chủ yếu ở người học chứ không ở người dạy. Người học phải thiết tha, yêu nghề và phải thực sự có đam mê. Những dẫn chứng trong lịch sử sân khấu cho thấy, rất nhiều những nghệ sĩ thành danh là qua học “lỏm”. Cả hai phương pháp trên, mỗi bên đều có khiếm khuyết, cho nên tôi thấy cần có sự kết hợp giữa đào tạo theo phương pháp khoa học sư phạm với truyền nghề của Nhà hát. Đây là yêu cầu rất chính đáng, cần có kế hoạch dài hơi trong tương lai”, NSND Trần Minh Ngọc chia sẻ.

Còn theo TS Mai Mỹ Duyên, khi nói đến vấn đề đào tạo, chúng ta đào tạo một đội ngũ làm Cải lương không chỉ giỏi nghề mà phải có tư duy, tầm nhìn, trí tuệ tương xứng với nghề nghiệp của mình, thì Cải lương mới đi lên được. “Tôi cho rằng phương pháp truyền nghề rất khoa học và vì thế mà thế giới luôn coi trọng điều này, người ta rất trân trọng các nghệ nhân, coi đó là những “báu vật quốc gia”. Cho nên, chúng ta phải song song hai phương pháp, bên cạnh truyền nghề phải có đào tạo hàn lâm, bài bản quy mô từ thấp đến cao. Như vậy chúng ta sẽ có một thế hệ Cải lương, kể cả các nhà quản lý cho đến diễn viên, là một thế hệ có tư duy, có tầm cỡ và có nghề, như vậy mới thúc đẩy Cải lương đi lên được”, TS Mai Mỹ Duyên nói.

Cần một lực lượng khán giả cho tương lai

Theo đạo diễn - NSƯT Lê Nguyên Đạt, Trưởng khoa Kịch hát Dân tộc (khoa Cải lương), Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Cải lương trong giai đoạn hiện nay phải bắt đầu bằng sự đổi mới thì chúng ta mới mong theo kịp thời đại. “Tôi muốn nói tới góc độ đào tạo khán giả. Tôi rất mừng khi được biết Nhà hát đang có kế hoạch xây dựng những vở diễn thiếu nhi, để từ đó Cải lương đi vào học đường, đi vào tâm thức của người trẻ, để chúng ta có một lực lượng khán giả cho tương lai. Đó là điều tôi tâm huyết nhưng chưa làm được, trong khả năng của mình, sắp tới đây nếu có cơ hội tôi sẽ tiếp tục làm vấn đề này”, đạo diễn Lê Nguyên Đạt bày tỏ và nói thêm: “Tôi nhận thấy hiện chúng ta đang cạn kiệt nhân lực về tất cả các chuyên môn như âm thanh, ánh sáng, sân khấu, thầy dạy hóa trang… Chúng ta thiếu những chuyên gia chuyên sâu về nghệ thuật Cải lương để có thể hoàn thiện một hệ thống sân khấu chuyên nghiệp. Vì thế, tôi đồng tình cần kết hợp thực hành truyền nghề và đào tạo theo phương pháp sư phạm. Bên cạnh đó, cũng cần ứng dụng công nghệ để tạo sự sinh động và hình thái mới cho sân khấu, để chúng ta có sự chuyển động phần nhìn, phần nghe và sự nhận thức bắt kịp thời đại”.

Trong vai trò đơn vị quản lý và cũng là một nghệ sĩ, NSƯT Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM chia sẻ: “Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta không chỉ khó khăn về nguồn nhân lực, về tài chính mà còn rất nhiều khó khăn khác phải đối diện để giữ vững loại hình nghệ thuật sân khấu Cải lương sáng đèn hằng đêm. Các cô chú, anh chị nghệ sĩ đã nhắc nhiều đến khái niệm “cánh chim đầu đàn”, tôi cho rằng, đối với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang hiện nay, danh hiệu này chính là một thách thức, bởi chúng ta sẽ phải luôn rèn luyện, luôn phấn đấu để phát triển và hướng đến việc hỗ trợ các đơn vị xã hội hóa trên địa bàn TP; phối hợp với các đoàn Cải lương tỉnh bạn, phải luôn học hỏi để nâng cao”.

Phó Giám đốc Sở VHTT TP cũng đề nghị, trong thời gian tới, Nhà hát cần nghiên cứu thêm không gian để xây dựng một nhà truyền thống cho sân khấu Nam Bộ nói chung cũng như của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang nói riêng. Nơi đó không chỉ chuyển tải những tư liệu, hiện vật hay những tác phẩm văn hóa nghệ thuật của Nhà hát mà của cả nền Cải lương của Sài Gòn - TP.HCM…/.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp Lễ 30/4-1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp Lễ 30/4-1/5

Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, đồng thời khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại Thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island với hàng loạt hoạt động văn hóa giải trí và nghệ thuật hấp dẫn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 7 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.