Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗ lực “hồi sinh” nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường ở Tân Sơn

Văn Phong - 16:48, 10/12/2023

Dệt thổ cẩm vốn là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mường tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng trải qua nhiều thăng trầm, nét văn hoá đặc sắc ấy có lúc tưởng chừng như đã bị mai một. Nhờ vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mường ở Tân Sơn đã dần “hồi sinh”.

Nhờ sự vào cuộc kịp thời mà nghề dệt thổ cẩm tại Tân Sơn đã được khôi phục
Nhờ sự vào cuộc kịp thời mà nghề dệt thổ cẩm tại Tân Sơn đã được khôi phục

Tân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ với hơn 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó, dân tộc Mường chiếm 75,2% dân số toàn huyện và chiếm 29,52% dân tộc Mường trong toàn tỉnh.

Đồng bào Mường tại Tân Sơn còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Trong đó nổi bật nghề truyền thống dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Mường..

Theo các cụ già kể lại, nghề dệt thổ cẩm tại Tân Sơn được hình thành từ lâu đời, mang đậm nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Mường. Trước đây, con gái Mường khi lên bảy, lên tám đã được bà và mẹ dạy cách trồng bông, quay tơ, kéo sợi, mười ba mười bốn tuổi đã biết ngồi khung cửi để dệt thành những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc phục vụ cho việc may chăn đệm chuẩn bị cho việc lấy chồng.

Con gái Mường khi đi lấy chồng phải mang theo của hồi môn đó là chăn, màn, gối, đệm tự tay mình dệt nên. Theo tục lệ, với người Mường, một cô gái đi làm dâu phải mang theo đủ chăn màn cho những người trong gia đình chồng. Trải qua nhiều thăng trầm, cùng với sự du nhập của văn hoá hiện đại, ngày nay người con gái Mường khi đi lấy chồng không nhất thiết phải mang theo đồ dùng do tự tay mình làm nữa mà có thể mang theo hàng mua từ chợ về. Bởi thế, nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại Tân Sơn đã có thời gian dài bị mai một.

Để bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường huyện Tân Sơn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức mở lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Mường.

Phụ nữ dân tộc Mường trong trang phục truyền thống
Phụ nữ dân tộc Mường trong trang phục truyền thống

Đây là một trong những hoạt động nhằm triển khai thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đồng thời nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng và các cấp chính quyền về giá trị của văn hóa phi vật thể truyền thống, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, Người có uy tín và đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Lớp truyền dạy được tổ chức tại hai xã Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn do các nghệ nhân cao niên người Mường người trực tiếp truyền dạy.

Là một trong những nghệ nhân cao niên tham gia lớp truyền dạy, bà Sa Thị Tâm, xã Kim Thương cho biết: Mong muốn của những nghệ nhân đi trước như bà là khôi phục nghề dệt truyền thống và lưu truyền mãi tại địa phương, nhất là các thế hệ sau. Các chị em tham gia lớp học sau này cũng trở thành nghệ nhân để dạy cho các thế hệ tiếp theo.

Với sự vào cuộc kịp thời, đến nay số lượng người biết làm nghề thông qua lớp truyền dạy nghề đã tăng lên đáng kể. Nhiều học viên sau khi biết và hiểu về nghề càng thêm gắn bó với nét văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Chị Hà Thị Thơm, xã Kim Thượng, học viên tham gia lớp truyền dạy chia sẻ: “Lúc đầu tham gia lớp học mình rất bỡ ngỡ, ngồi vào khung dệt còn không biết ngồi như thế nào cho đúng. Từ buổi học thứ 2, thứ 3, mình bắt đầu biết se chỉ, biết luồn thoi, đến bây giờ mình đã biết dệt hình quả trám, hình hoa hồi”.

Bà Nguyễn Thị Phương Hà, Phó Trưởng phòng Di sản Văn hoá, Sở VHTT&DL Phú Thọ cho biết: “Thông qua các lớp truyền dạy, 100% học viên của 2 xã đã có thể thực hiện kỹ năng dệt và tất cả kỹ năng trong quá trình để làm lên sản phẩm nghề dệt thổ cẩm. Chúng tôi hy vọng sẽ truyền một nguồn cảm hứng cho bà con để bà con giữ gìn bản sắc dân tộc và nghề dệt truyền thống của mình”.

Nghệ nhân cao niên người Mường truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Nghệ nhân cao niên người Mường truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Ông Trần Văn Giang, Trưởng phòng VHTT huyện Tân Sơn cho biết: "Để đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào các dân tộc Mường, UBND huyện Tân Sơn đã ban hành kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân; coi trọng công tác bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, truyền dạy và giới thiệu các di sản văn hóa đến công chúng".

Ngoài ra, Hội Phụ nữ các cấp từ tỉnh, huyện, xã tại Phú Thọ cũng tham gia tích cực để bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại huyện Tân Sơn thông qua việc tổ chức các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho hội viên phụ nữ và con em của họ.

Vốn là nghề truyền thống nên sản phẩm mà người phụ nữ Mường Tân Sơn làm ra có đặc trưng riêng. Chính vì thế, việc bảo tồn, khôi phục nghề dệt thổ cẩm còn tạo nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Mường tại Tân Sơn, góp phần cải thiện, nâng cao cuộc sống, tạo điểm nhấn phát triển du lịch cho vùng đất Tổ.

Với sự hỗ trợ thiết thực từ Trung ương thông qua Chương trình MTQG 1719, phong trào học nghề dệt thổ cẩm truyền thống được phát triển đã khơi dậy tinh thần tự hào, ý thức bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống trong cộng đồng người Mường tại huyện Tân Sơn. Thế hệ đồng bào dân tộc Mường hôm nay đã và đang nỗ lực để cùng các cấp, các ngành lưu giữ những tinh hoa, hồn cốt văn hoá quý giá lâu đời của dân tộc mình, từ đó tạo ra bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc tại tỉnh Phú Thọ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 1 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia LaiNhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia LaiHotline/Zalo: 0935.964.888Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 1 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.