Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn

T.Minh - 16:17, 16/09/2022

Đến năm 2030, thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả tỉnh; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn… đó là những mục tiêu cơ bản tỉnh Ninh Thuận hướng tới, trong Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2020. (Trong ảnh: Trồng nho mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Ninh Thuận)
Phấn đấu đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2020. (Trong ảnh: Trồng nho mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Ninh Thuận)

Để cụ thể hóa Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25/1/2022 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh khóa XIV và Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 30/8/2022 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 11/9/2022, ông Nguyễn Long Biên, Ủy viên Thường Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ký Quyết định số 496/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo Kế hoạch, Ninh Thuận hướng đến mục tiêu, đến năm 2025 giảm 50% xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3%/năm; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 98% số hộ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% số hộ đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí, ổn định 90% hộ di cư không theo quy hoạch; quy hoạch sắp xếp, di dời định cư 60% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường 97%, học THCS 95%, học THPT 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông 90%.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. (Trong ảnh: Điệu múa dâng thần Po cei Tathun trong Lễ hội Rija Nagar của đồng bào Chăm Ninh Thuận)
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. (Trong ảnh: Điệu múa dâng thần Po cei Tathun trong Lễ hội Rija Nagar của đồng bào Chăm Ninh Thuận)
Có 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%.

Có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Định hướng đến năm 2030, thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả tỉnh; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn ĐBKK; 70% số xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Hằng năm thu hút ít nhất 3% lao động sang làm các ngành, nghề. Đến năm 2030, có 40% lao động người DTTS biết làm các ngành, nghề: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; phấn đấu có 80% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông, lâm nghiệp hàng hóa. Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và đời sống của người dân.

Để thực hiện đạt những mục tiêu đề ra, UBND tỉnh xác định có 10 dự án thành phần để lồng ghép triển khai, trong đó: Dự án 1, tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Dự án 2, thực hiện quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Dự án 3, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Dự án 4, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc. Dự án 5, phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là củng cố phát triển các trường PTDT nội trú và xóa mù chữ; giải quyết việc làm cho người lao động; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

Dự án 6, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Dự án 7, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Dự án 8, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Củng cố phát triển các trường PTDT nội trú và xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. (Trong ảnh: Học sinh Trường PTDT Nội trú Pinăng Tắc trình diễn tiết mục đánh Mãla trong Lễ khai mạc Hội trại truyền thống các trường PTDT nội trú lần thứ 12)
Củng cố phát triển các trường PTDT nội trú và xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. (Trong ảnh: Học sinh Trường PTDT Nội trú Pinăng Tắc trình diễn tiết mục đánh Mãla trong Lễ khai mạc Hội trại truyền thống các trường PTDT nội trú lần thứ 12)

Dự án 9, đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Dự án 10, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Trên cơ sở nội dung kế hoạch đề ra, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đồng thời, tổ chức sơ kết, tổng kết, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh theo quy định.

Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan tham mưu giao chỉ tiêu và cân đối, phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương và vốn đối ứng ngân sách tỉnh, đồng thời tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền phân bổ vốn chi tiết trung hạn và hằng năm; triển khai thực hiện chính sách, giải pháp bảo đảm huy động đủ mức vốn tín dụng chính sách tối thiểu để thực hiện Chương trình.

UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tổ chức thực hiện và giám sát quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung rà soát, xác định địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách để xây dựng kế hoạch 5 năm và hằng năm nhằm triển khai tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án, đề án khác theo phân cấp quản lý.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Tin nổi bật trang chủ

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 4 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 5 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Ngày 16/5, Công an Tp. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa nhận được thư cảm ơn của chị H’Riêu Byă, dân tộc Ê Đê, ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vì đã kịp thời giải cứu và đưa em gái của chị về với gia đình an toàn khi bị kẻ xấu dụ dỗ lừa đảo với chiêu trò "việc nhẹ lương cao".
Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Chelsea đã vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng sau khi đánh bại Brighton tại trận đá bù Vòng 34 Ngoại hạng Anh. Đây là chiến thắng thứ tư liên tiếp của Chelsea sau trận thua nặng nề Arsenal 0-5 ngày 24/4.
Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Chính sách dân tộc - Lâm Tấn Bình - 5 giờ trước
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa phối hợp với UBND xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tổ chức mở lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm gồm trống Ginang và kèn Saranai cho 21 học viên là con em đồng bào Chăm thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc.
Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Lê Hường - 11 giờ trước
Ngày 15/5, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2024 “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”.