Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Đau đáu nỗi lo mai một làng nghề

Lê Vũ – Trần Linh - 16:14, 16/11/2020

Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận gặp rất nhiều khó khăn, đứng trước nguy cơ mai một. Để các làng nghề vượt qua khó khăn, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều giải pháp hỗ trợ.

Nghệ nhân Đàng Thị Mượn chia sẻ nỗi trăn trở về sự mai một của làng nghề dệt thổ cẩm
Nghệ nhân Đàng Thị Mượn chia sẻ nỗi trăn trở về sự mai một của làng nghề dệt thổ cẩm

Chúng tôi đến thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước vào một ngày nắng đẹp. Đây là nơi tọa lạc của 2 làng nghề thủ công nổi tiếng nhất của người Chăm là làng gốm Bàu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Tuy nhiên, trái ngược với sự tưởng tượng của chúng tôi, nơi đây chỉ còn các sản phẩm trưng bày trong 2 khu hợp tác xã lớn của 2 làng và lác đác vài hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ.

Nghệ nhân Thuận Thị Trào, người đã gắn bó với làng dệt Mỹ Nghiệp hơn 50 năm cho biết: “Nghề dệt thổ cẩm làng Mỹ Nghiệp đã có từ hơn 400 năm nay, được truyền từ những phụ nữ người Chăm qua các thế hệ. Nhờ vào bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ của từng thế hệ nghệ nhân, mỗi tấm thổ cẩm làng Mỹ Nghiệp đều có nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, giờ đây không mấy người còn tha thiết với nghề truyền thống”.

Tương tự, tại làng gốm Bàu Trúc, nghệ nhân Lộ Thị Kết vừa trình diễn cho chúng tôi xem cách làm một bình gốm, vừa chia sẻ: Nghề gốm ở Bàu Trúc đã có từ mấy trăm năm, gia đình tôi đã được truyền nghề từ nhiều đời. Bản thân tôi từ năm 12 tuổi đã bắt đầu học những công đoạn đơn giản để phụ mẹ làm gốm như: Đập đất, nhồi đất sét… Để nặn ra một thành phẩm gốm, phải qua nhiều công đoạn. Đặc biệt, khi nặn sản phẩm đòi hỏi người nghệ nhân phải hết sức tập trung, tĩnh tâm. Nét độc đáo và đặc trưng của gốm Bàu Trúc là tất cả công đoạn đều làm thủ công. Màu gốm cũng được tạo thành từ màu tự nhiên bằng cách ngâm các loại rễ cây với nước lã, sau đó quét lên bình gốm…

Với nhiều nét đặc sắc, đặc trưng là thế, nhưng cũng giống như nhiều làng nghề khác, làng gốm giờ đây đang dần vắng bóng thợ gốm theo nghề.

 Các sản phẩm gốm của làng gốm Bàu Trúc
Các sản phẩm gốm của làng gốm Bàu Trúc

Trong những năm qua, để phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm, tỉnh Ninh Thuận đã có rất nhiều giải pháp. Chỉ tính giai đoạn 2008 - 2010, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư hạ tầng các làng nghề trên địa bàn huyện Ninh Phước như đường giao thông, cổng làng nghề, điện, nước, nhà trưng bày với tổng mức đầu tư trên 25,5 tỷ đồng. Qua đó, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân làng nghề, nhất là du khách thăm quan làng nghề cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề…

Tuy nhiên, với sự phát triển chóng mặt của xã hội hiện đại, khi nhu cầu sinh hoạt cao hơn thì thu nhập từ các nghề thủ công truyền thống của người dân không còn đủ để chi phí cho sinh hoạt. Nghệ nhân Đàng Thị Mượn có trên 60 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm và cũng là người còn lưu giữ rất nhiều mẫu hoa văn cổ quý giá chia sẻ: “Trước đây, trong nhà có 1 khung dệt, túc tắc làm là đủ nuôi sống cả gia đình. Nhưng hiện nay, mỗi ngày miệt mài dệt được 1m vải thổ cẩm, bán ra cũng chỉ được hơn 50 ngàn đồng thì sao đủ sống. Đám trẻ giờ vẫn được dạy và học nghề dệt, đứa nào cũng biết dệt nhưng tụi nó đi làm công ty, xí nghiệp hết rồi…”.

Rời Mỹ Nghiệp và Bàu Trúc, chúng tôi trở về với những sản phẩm thủ công của 2 làng nghề để làm quà cho người thân, bè bạn. Những lời trầm trồ, khen ngợi xen lẫn thích thú về các sản phẩm khiến chúng tôi cảm thấy day dứt. Bởi lẽ, ít ai biết rằng, để có được một tấm khăn choàng thổ cẩm, người nghệ nhân phải ngồi dệt gần 2 ngày mới hoàn thành, nhưng giá bán chỉ 150 ngàn đồng. Hay bình gốm trang trí phải trải qua biết bao công đoạn mới nên hình, nhưng giá bán chỉ bằng 1 ly trà sữa… Nỗi lo mai một làng nghề luôn hiện hữu. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Tin nổi bật trang chủ
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 33 giây trước
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 3 phút trước
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 5 phút trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 11 phút trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 16 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18 phút trước
Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 11 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.