Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Các làng Chăm tưng bừng chào đón Lễ hội Katê

Thái Sơn Ngọc - 09:37, 12/10/2023

Các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận nô nức mừng đón Lễ hội Katê 2023 chính thức diễn ra vào ngày 14/10 sắp tới, nhằm ngày 1/7 Chăm lịch. Đây là Lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn để tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hoà, sản xuất nông nghiệp bội thu.

Làng thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp (huyện Phước Dân, Ninh Phước) chào đón Katê 2023.
Làng thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp (huyện Phước Dân, Ninh Phước) chào đón Katê 2023.

Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 19.239 hộ với 85.343 khẩu đồng bào Chăm sinh sống, tập trung tại 35 thôn, khu phố trên địa bàn 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố. Lễ hội Katê năm nay bắt đầu từ Lễ rước y trang Pô Inư Nưgar (Pô Inư Nưgar tại làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước vào trưa ngày 13/10. Sáng ngày 14/10, tổ chức Lễ rước y trang tháp Pô Klong Garai (Đô Vinh, TP. Phan Rang - Tháp Chàm), tháp Pô Rômê và đền Pô Inư Nưgar (Phước Hữu, Ninh Phước). Các vị chức sắc  Bàlamôn làm lễ tắm tượng thần, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, thôn xóm bình yên. Các nghệ nhân dân gian biểu diễn chương trình dân ca dân vũ đặc sắc do các thiếu nữ Chăm biểu diễn tại các đền tháp.

Ngày 20/6/2017, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Sau nghi lễ Katê đền tháp là Katê làng và Katê gia đình. Năm nay diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao phong phú phục vụ đời sống tinh thần cho người dân địa phương và du khách đến tham quan Lễ hội. Người dân các làng Chăm sửa sang nhà cửa khang trang, treo cờ Tổ quốc, dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Đồng bào Chăm các địa phương mua sắm lễ vật, luyện tập văn nghệ, thể thao, chuẩn bị tham gia các hoạt động mừng đón Lễ hội Katê 2023 diễn ra trong không khí đầm ấm, vui tươi, tiết kiệm, an toàn.

Diễn viên làng Hữu Đức luyện tập múa sân lễ chuẩn bị đón mừng Katê 2023.
Diễn viên làng Hữu Đức luyện tập múa sân lễ chuẩn bị đón mừng Katê 2023.

Huyện Ninh Phước có đông đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống, UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Văn hoá - Thể thao - Truyền thanh huyện phối hợp các xã, thị trấn tổ chức hoạt động đón mừng Lễ hội Katê bắt đầu từ ngày 11/10 với hội thao dân gian gồm các hoạt động: Đội nước, đẩy gậy, kéo co kết hợp Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục dân tộc Chăm truyền thống diễn ra tại làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Từ ngày 12/10, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như bóng đá nam, nữ, múa sân tại làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Hiếu Lễ, Bàu Trúc kết hợp hội thi nặn gốm, trình diễn dệt thổ cẩm. Giỗ tổ nghề gốm Bàu Trúc diễn ra tại đền thờ Pô Klong Chanh vào sáng ngày 18/10/2023.

Chiều ngày 10/10, đến với làng Chăm Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, chúng tôi ghi nhận diện mạo nông thôn mới ngày càng phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh điện máy cao cấp tại làng Chăm Hữu Đức. Chúng tôi ghi nhận không khí luyện tập khẩn trương của đội ngũ nhạc công và diễn viên làng Hữu Đức chuẩn bị múa sân lễ mừng đón Katê 2023.

Làng Chăm Hữu Đức đón mừng Katê 2023.
Làng Chăm Hữu Đức đón mừng Katê 2023.

Ông La Văn Điểm, Bí thư Chi bộ thôn Tân Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Katê làng Chăm Hữu Đức cho biết, địa phương huy động gần 400 người là diễn viên quần chúng và nhạc công tham gia chương trình múa sân lễ đón mừng Katê và nghi thức rước y trang của nữ thần Pônư Inưga diễn ra vào trưa ngày 13/10. Tối 13/10, Đoàn ca múa nhạc tỉnh Ninh Thuận phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình nghệ thuật đặc sắc đón mừng Katê.

Làng Chăm Hữu Đức gồm có 3 thôn là Hữu Đức, Tân Đức, Thành Đức hiện có 2.191 hộ với 10.024 nhân khẩu đồng bào Chăm. Đời sống người dân dựa vào nguồn thu nhập từ 450 ha ruộng canh tác ba vụ lúa kết hợp chăn nuôi gia súc, bảo đảm cuộc sống no ấm. Nhiều gia đình đầu tư nuôi con ăn học trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, cán bộ khoa học và vươn lên làm giàu từ tri thức. Hữu Đức có trên 350 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng được bà con tôn vinh là "làng bác sĩ" - hiện có 21 bác sĩ, 7 người đang theo học ngành Y. Lễ hội Katê là dịp để con cháu học hành, sinh sống ở các vùng miền trong và ngoài nước trở về sum họp gia đình, thăm bà con, viếng đền tháp.

Nghi thức rước y trang Pô Inư Nưgar tại làng Hữu Đức.
Nghi thức rước y trang Pô Inư Nưgar tại làng Hữu Đức.

Chia tay Hữu Đức, chúng tôi về làng Chăm Bàu Trúc trong không khí rộn ràng chuẩn bị mừng đón Katê 2023 của người dân làng nghề gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á. Các hộ gia đình chế tác nhiều sản phẩm kịp thời phục vụ nhu cầu mua sắm quà lưu niệm của du khách đến thăm Bàu Trúc vui đón Lễ hội Katê. Ông Đàng Chí Quyết, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Bàu Trúc chia sẻ niềm vui, năm nay bà con làng gốm Bàu Trúc mừng đón Lễ hội Katê trong tâm thế mới là ngày 29/11/2022, UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Đây là niềm tự hào của người dân làng nghề gốm qua hơn 700 năm bảo tồn và phát huy giá trị bền vững của nghệ thuật chế tác gốm Chăm.

Tương truyền do tổ nghề là vợ chồng ông Pô Klong Chanh cùng vợ là bà Nai Lank Mưh dạy cho phụ nữ làm gốm được gìn giữ, phát triển bền vững đến ngày nay. Ban Quản lý khu phố huy động trên 200 diễn viên và nhạc công tham gia chương trình múa sân và văn nghệ mừng đón Katê. Nhờ nguồn thu nhập từ nghề làm gốm kết hợp làm ruộng bảo đảm đời sống người dân Bàu Trúc ngày càng no ấm, bộ mặt khu phố khang trang, hiện đại.

Diễn viên dân gian Chăm múa mừng đón Katê tại Hữu Đức.
Diễn viên dân gian Chăm múa mừng đón Katê tại Hữu Đức.

Gặp lại Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Cả sư Bàlamôn, Trụ trì Tháp Pô Klong Garai vui mừng bày tỏ niềm vui: “Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc Chăm. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng đã tạo sức mạnh cho đồng bào các dân tộc đoàn kết xây dựng thôn xóm giàu đẹp. Tất cả các làng Chăm đều có hệ thống điện, đường, trường, trạm do Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng khang trang, trình độ dân dân trí ngày càng nâng cao. Nhiều con em đồng bào Chăm có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân tích cực tham gia phục vụ quê hương, đất nước giàu đẹp. Đồng bào Chăm chúng tôi vui mừng được UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

Văn phòng làm việc của Hội đồng Cả sư Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận được chính quyền quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng mới khang trang tạo tâm lý vui mừng đối với chức sắc, chức việc. Với vai trò chức sắc Bàlamôn, tôi vận động đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vận động bà con mừng đón Lễ hội Katê 2023 với tinh thần vui tươi, tiết kiệm, lành mạnh, an toàn”.

Các vị chức sắc Chăm rước y trang lên tháp Pô Klong Garai.
Các vị chức sắc Chăm rước y trang lên tháp Pô Klong Garai.
Diễn viên dân gian Chăm múa mừng đón Katê tại tháp Pô Klong Garai.
Diễn viên dân gian Chăm múa mừng đón Katê tại tháp Pô Klong Garai.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.