Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “vựa lúa” vùng cao

PV - 10:05, 09/05/2018

Đã qua rồi cái thời bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn phải ăn sắn, ngô, rau rừng... thậm chí đứt bữa vì thiếu lương thực trầm trọng.

Những năm trở lại đây, nhiều xã ở huyện Hướng Hóa và Đakrông Quảng Trị đã được biết đến như là những “vựa lúa” giữa đại ngàn. Lúa nước không chỉ giúp bà con chủ động được nguồn lương thực mà còn dôi dư để bán và phục vụ chăn nuôi.

Qua rồi thời “đói” thóc

Trước đây, việc định hướng phát triển lúa nước luôn đặt ra bài toán nan giải cho huyện Hướng Hóa, khi mà điều kiện về địa hình, nguồn nước, kênh mương thủy lợi… đối với miền núi là quá khó khăn. Thêm vào đó là hủ tục “phát, đốt, cốt, trỉa”, trồng lúa kiểu “nhờ trời” còn ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số. Thế nhưng, giờ đây mọi chuyện đã đổi khác.

Mùa gặt ở vùng cao Quảng Trị. Mùa gặt ở vùng cao Quảng Trị.

Bằng chứng rõ nhất chính là không khí rộn ràng phấn khởi khắp đây đó trên các bản làng miền núi khi bước vào mùa vụ thu hoạch lúa. Chị Hồ Thị Hoạch, thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa phấn khởi nói: “Mấy năm trước ruộng ở đây thường xuyên thiếu nước nên năng suất thấp lắm. Năm nay nhờ xã cấp thêm giống mới, cán bộ nông nghiệp tận tình hướng dẫn canh tác, nước thủy lợi về tận ruộng, ít bị khô hạn nên lúa lớn nhanh, bà con trong thôn nhà ai cũng được mùa”. Chị Hoạch làm 7 sào ruộng nước, vụ hè thu vừa qua gia đình chị thu được hơn 14 tạ thóc, đảm bảo nguồn lương thực ăn cả năm và còn dành ra để nuôi lợn, gà tăng thu nhập.

Bà Lê Thị Hội, Chủ tịch UBND xã Hướng Tân cho biết: “Thời gian trở lại đây địa phương rất phấn khởi vì lúa nước của bà con luôn đạt năng suất khá, cải thiện đáng kể đời sống người nông dân. Thời gian tới, địa phương tiếp tục chỉ đạo bà con chủ động phát triển lúa nước ở những vùng thuận lợi, đảm bảo năng suất và chất lượng bền vững, còn những diện tích lúa xấu do địa hình và kênh mương quá khó khăn thì chuyển sang trồng cây ngô”.

Toàn huyện Hướng Hóa có tổng diện tích lúa nước gần 1.000ha, tập trung chủ yếu tại các xã như: Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Tân, Húc… Các giống lúa phù hợp với vùng đất này chủ yếu là Khang Dân, Thiên Ưu, HT1, HT 95. Thực tế cho thấy, lúa ở đây rất ít sâu bệnh, năng suất năm sau cao hơn năm trước, hiện đạt bình quân trên 40 tạ/ha.

Cũng như ở Hướng Hóa, hiện nay huyện Đakrông có gần 900ha ruộng nước, tăng gấp 9 lần so với lúc mới thành lập huyện vào cuối năm 1996. Tại nhiều xã như Tà Long, A Ngo, Hải Phúc, Hướng Hiệp... đồng bào đã chuyển dần từ tập quán “phát, đốt, cốt, trỉa” sang làm ruộng nuớc và nhiều gia đình hiện đã đảm bảo nguồn lương thực cho mình, tạo điều kiện để vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Những ngày này, vợ chồng anh Hồ Văn Cửa, thôn Kreng, xã Hướng Hiệp đang khẩn trương chăm sóc diện tích lúa nước đang lên xanh tốt của gia đình. Anh Cửa vui vẻ bảo: “Trước đây gia đình tôi làm lúa rẫy, mỗi năm cũng chỉ đủ ăn 3-4 tháng. Giờ chuyển sang làm lúa nước, năng suất lúa cao hơn lúa rẫy gấp 4-5 lần. Như gia đình tôi, có 1 mẫu ruộng, thì mỗi năm cũng thu gần 2 tấn lúa, vừa đủ lương thực cho cả gia đình vừa có thêm thức ăn để chăn nuôi gà, lợn và bán ra ngoài”...

Từ “nhờ trời” đến thâm canh

Để sản xuất lúa nước đạt hiệu quả lâu dài, chính quyền địa phương các xã của huyện Hướng Hóa và Đakrông đã thường xuyên hướng dẫn bà con theo dõi mực nước, nạo vét kênh mương, chủ động việc tưới tiêu. Bên cạnh đó tuân thủ nghiêm ngặt lịch nông vụ và cách phòng chống dịch bệnh trên cây lúa. Chính vì vậy, hiệu quả của việc sản xuất lúa nước tại nhiều xã vùng cao của tỉnh thời gian qua luôn ổn định và đạt mức khá. Giải quyết được vấn đề phát triển cây lúa nước, các huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông đã cơ bản giải quyết tốt vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đời sống, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Người dân vùng cao của tỉnh Quảng Trị đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa nước. Người dân vùng cao của tỉnh Quảng Trị đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa nước.

Đồng thời, nhằm khuyến khích người dân bảo vệ và phát triển diện tích đất trồng lúa, huyện Hướng Hóa đã có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người trồng lúa. Năm 2017, huyện đã hỗ trợ trên 912 triệu đồng, trong năm 2018 huyện tiếp tục hỗ trợ 900 triệu đồng. Phần lớn số tiền hỗ trợ này được phân bổ cho các xã, thị trấn chi trả trực tiếp cho người dân sản xuất lúa, hỗ trợ phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất mới, đầu tư giống, phân bón nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm lúa. Số tiền còn lại được phân bổ theo tỷ lệ diện tích đất trồng lúa tại các địa phương để duy tu bảo dưỡng kênh mương, đập thủy lợi phục vụ sản xuất lúa.

Tại xã Hướng Hiệp (huyện Đakrông), thông qua nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nhiều công trình thủy lợi được sửa chữa hoặc xây dựng mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển ruộng lúa nước. Đến nay, xã Hướng Hiệp là một trong những điển hình về sản xuất lúa nước của huyện Đakrông. Toàn xã Hướng Hiệp phát triển được 143ha ruộng nước, năng suất bình quân đạt 38-40 tạ/ha.

Ông Hồ Chí Cường, Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp đúc kết kinh nghiệm sau nhiều vụ mùa lúa nước thành công tại địa phương: “Để sản xuất lúa nước đạt hiệu quả, chúng tôi đã tập trung vào 4 vấn đề: Thứ nhất là đầu tư, tu sửa hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho đồng ruộng. Thứ hai là đưa các loại giống lúa mới phù hợp vào sản xuất. Thứ ba là phải đảm bảo phân bón cho lúa, hiện tại địa phương đang sử dụng phân viên dúi sâu để bón cho lúa mang lại hiệu quả rất cao và phù hợp với điều kiện thâm canh lúa nước ở miền núi. Cuối cùng là phải bám đúng lịch thời vụ, khuyến khích áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất”.

Đến nay lối canh tác “phát, cốt, đốt, trỉa”, trồng lúa kiểu “nhờ trời” của người Vân Kiều, Pa Cô gần như đã chấm dứt. Tình trạng đứt bữa vì thiếu thóc gạo nay cũng hiếm dần. Người nông dân vùng dân tộc thiểu số ở miền núi biên giới của tỉnh giờ đây đã hoàn toàn có thể tự tin trên chính những ruộng lúa của mình. Họ cũng đã có những mùa vàng bội thu ngay giữa núi rừng xanh thẳm…

ĐỨC VIỆT

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Ngày 26/4, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Chiến Thắng; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 150 đại biểu chính thức. Đây là 1 trong 2 Đại hội điểm Đại hội các DTTS của tỉnh Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Hội thi cồng chiêng, xoang thanh thiếu niên trường học

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Hội thi cồng chiêng, xoang thanh thiếu niên trường học

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Trong 2 ngày 25 - 26/4, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Hội thi Cồng chiêng - Xoang thanh thiếu niên trường học lần thứ 2 năm 2024.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 1 giờ trước
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra tại Ngày hội Háng Pò huyện Bình Gia

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra tại Ngày hội Háng Pò huyện Bình Gia

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Nhằm bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ ngày 9 - 11/5 (tức ngày 2 - 4/4 Âm lịch), huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức Ngày hội Háng Pò tại chợ Pác Khuông xã Thiện Thuật.