Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Khó gia tăng dân số tự nhiên ở dân tộc Pu Péo (Bài 4)

Cù Hương - Sỹ Hào - 10:44, 25/11/2023

Pu Péo là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người của nước ta, chủ yếu cư trú tại Hà Giang. Bên cạnh điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thì trong những năm qua, dân tộc Pu Péo không có nhiều biến động về gia tăng dân số tự nhiên.

Lễ cúng thần rừng là tín ngưỡng linh thiêng, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, duy trì việc trồng cây gây rừng trong đời sống của người Pu Péo nơi địa đầu Tổ quốc.
Lễ cúng thần rừng là tín ngưỡng linh thiêng, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, duy trì việc trồng cây gây rừng trong đời sống của người Pu Péo nơi địa đầu Tổ quốc.

Đời sống nhiều khởi sắc

Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội (KT – XH) 53 DTTS được Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện tháng 4/2019 cho thấy, dân tộc Pu Péo có 233 hộ, với 903 nhân khẩu. Dân tộc Pu Péo có mặt tại 20/63 tỉnh, thành phố của nước ta; trong đó tại tỉnh Hà Giang có 771 nhân khẩu, cư trú tập trung nhiều nhất tại xã Phố Là và thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn; xã Sủng Tráng và Phú Lũng, huyện Yên Minh và một số ít còn lại sống xã Yên Cường (huyện Bắc Mê).

Trong các dân tộc rất ít người, thì Pu Péo là một trong những dân tộc sớm có chính sách đặc thù của Trung ương để đầu tư, hỗ trợ phát triển KT – XH, bảo tồn, gìn giữ văn hóa. Từ năm 2005, Dự án “Hỗ trợ, phát triển dân tộc Pu Péo” trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Quyết định số 238/QĐ-UBDT ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã được triển khai, với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng.

Cùng với các chính sách chung dành cho đồng bào DTTS thì dự án đặc thù này đã tạo nền tảng để các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển dân tộc Pu Péo giai đoạn sau thêm hiệu quả. Trong đó có Đề án “Hỗ trợ phát triển KT – XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ đã cơ bản giải quyết nhiều vẫn đề cấp bách trong đời sống đồng bào dân tộc Pu Péo.

Đời sống được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Pu Péo được gìn giữ, phát huy.
Đời sống được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Pu Péo được gìn giữ, phát huy.

Đơn cử ở thôn Cháng Lộ, xã Sủng Cháng (huyện Yên Minh) - nơi có gần 20 hộ và khoảng 100 nhân khẩu đồng bào dân tộc Pu Péo. Được hưởng các chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS rất ít người, cuộc sống của người dân thôn Cháng Lộ đã có sự thay đổi. Hiện nay, tuyến đường vào thôn đã được bê-tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Mỗi hộ dân được Nhà nước hỗ trợ một con bò cái sinh sản và xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi, nhà nào cũng được đầu tư xây dựng bể nước, nhà vệ sinh, nhà tắm; tất cả các hộ đã có xe máy, tivi và các vật dụng thiết yếu...

Từ nguồn lực của các chương trình, dự án, tỷ lệ nghèo của dân tộc Pu Péo hiện cũng không còn cao so với các dân tộc rất ít người nói riêng, so với 53 DTTS nói chung. Tại thời điểm tháng 4/2019, kết quả điều tra thực trạng KT – XH 53 DTTS cho thấy, tỷ lệ nghèo trong dân tộc Pu Péo là 26,4% (trong đó có 28 hộ nghèo, 33 hộ cận nghèo).

Sau khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tỷ lệ nghèo của dân tộc Pu Péo có tăng, nhưng không nhiều. Tại Hà Giang, theo Quyết định số 2335/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 thì toàn tỉnh còn 37 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo là người dân tộc Pu Péo trong tổng số 70.318 hộ nghèo và 24.409 hộ cận nghèo của Hà Giang.

Dân số ít biến động

Tại thời điểm Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện điều tra thực trạng KT – XH 53 DTTS năm 2019, trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người thì Pu Péo cùng với Brâu là hai dân tộc có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, đạt trên 1,2 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập của dân tộc Pu Péo đã tăng lên rất nhiều so năm 2012.

Đời sống kinh tế đã nâng lên rõ rệt, nhưng tình hình gia tăng dân số tự nhiên của dân tộc Pu Péo không có biến chuyển mạnh mẽ. Kết quả điều tra thực trạng KT – XH 53 DTTS cho thấy, giai đoạn 2009 – 2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân của dân tộc Pu Péo là 2,73%/năm; trong 10 năm, dân số dân tộc Pu Péo tăng từ 687 người lên 903 người. Trong khi đó, nhiều chỉ số thành phần của tăng dân số tự nhiên ở dân tộc Pu Péo rất đáng quan ngại, ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số.

Trong đó, theo kết quả điều tra thực trạng KT – XH 53 DTTS, trong khi phần lớn các dân tộc có tỷ suất chết thô (CDR) dưới 8,0‰ thì CDR của dân tộc Pu Péo là 13,29‰, cao hơn các dân tộc: Ơ Đu (11,68‰), Si La (11,00‰), Rơ Măm (10,95‰),… Đồng thời, tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của dân tộc Pu Péo cũng cao hơn bình quân chung của 53 DTTS (23,70‰ so với 22,13‰).

Dân tộc Pu Péo có những nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, đóng góp nhiều di sản văn hóa quý báu vào kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, trong đó có Lễ ra đồng.
Dân tộc Pu Péo có những nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, đóng góp nhiều di sản văn hóa quý báu vào kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, trong đó có Lễ ra đồng.

Thực tế, dân tộc Pu Péo hiện chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong 18 DTTS của tỉnh Hà Giang. Đời sống của đồng bào dân tộc Pu Péo được nâng lên là minh chứng khẳng định hiệu quả chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, các cấp ngành cần quan tâm đến vấn đề phát triển dân số ở dân tộc Pu Péo. Việc phát triển về số lượng dân trong mỗi dân tộc rất ít người, đồng thời còn phát triển cả về chất lượng dân số sẽ giúp tránh nguy cơ mất thành phần một số dân tộc rất ít người, tạo ra năng lực phát triển để đồng bào các dân tộc thực hiện quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng với các dân tộc khác và nhanh chóng hòa nhập với sự phát triển của đất nước.

Theo thống kê, tại tỉnh Hà Giang có 5 dân tộc có khó khăn đặc thù, gồm các dân tộc: Bố Y, Lô Lô, Pà Thẻn, Pu Péo, Cờ Lao. Đồng bào các dân tộc này cư trú tại thuộc 127 thôn, với tổng số 1.915 hộ sẽ được thụ hưởng chính sách đầu tư, hỗ trợ theo Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.