Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người lật đá tìm đất sống

PV - 21:51, 30/01/2018

Thôn 3 của xã vùng 3 Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) có 430 hộ, phần lớn không phải dân gốc. Từ nhiều năm nay, vì thiếu đất canh tác nên nhiều hộ trong thôn phải làm nhiều nghề để sinh sống, nhưng chẳng nghề nào đem lại thu nhập đáng kể.

Nghề “mót” đất!

Ngày xưa, có lẽ vào cái thời hợp tác xã đang thịnh, mới có cái việc, vào mùa gặt, xã viên gặt đến đâu thì theo sau là một số người đi nhặt những bông lúa còn sót lại, còn gọi là “mót” lúa. Bây giờ chẳng thấy còn ai mót lúa nữa chứ đừng nói là “mót” đất.

Người dân sản xuất trên đất “mót” được trên bãi đá chăn thả gia súc của Nông trường Đồng Giao (Ảnh chụp ngày 18/3/2017). Người dân sản xuất trên đất “mót” được trên bãi đá chăn thả gia súc của Nông trường Đồng Giao (Ảnh chụp ngày 18/3/2017).

 

Nhưng ở thôn 3 của xã vùng 3 Phú Long lại đang tồn tại cái nghề này. Từ nhiều năm nay, nó tồn tại hiển nhiên và là nguồn thu quan trọng cho nhiều gia đình nghèo. Đa phần họ là dân “ngụ cư”, nhưng đã ở thôn 3 hàng chục năm nay. Họ đến từ những huyện gần, huyện xa trong tỉnh. Rồi cả những người trong Hà Tĩnh, Quảng Bình,… cũng có.

“Ngụ cư” nên họ không có đất canh tác. Dù Phú Long là một trong 4 xã có diện tích lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nhưng đất canh tác của xã một phần thuộc sự quản lý của Nông trường Đồng Giao (toàn đất bazan màu mỡ), một phần thì nằm trong quy hoạch xây dựng Công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia, phần ít còn lại đã giao cho các hộ dân có hộ khẩu địa phương.

Không có đất nên họ phải đi “mót” những khoảnh đất thừa của nông trường để trồng ngô, trồng sắn. Nơi họ “mót” đất là bãi chăn thả gia súc của nông trường, nay bỏ hoang. Bãi chăn thả nằm sát chân núi, đá nhiều hơn đất.

Trong những người phải đi “mót” đất, có lẽ cực nhất là gia đình anh Trương Văn Thành, sinh năm 1972, quê gốc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Đã qua gần chục mùa ngô, vợ chồng anh Thành sống tạm nhờ thu nhập từ 2.000m2 đất mà anh “mót” được trên bãi đá của nông trường. Cũng chừng ấy năm, gia đình Thành vẫn chưa thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

Thành bảo, lúc đầu khai hoang được chừng đấy đất khổ lắm, toàn đá hộc to tướng. Giờ thì số lượng đất gần ngang bằng số lượng đá rồi, cũng được chừng dăm sào Bắc bộ để trồng ngô, trồng sắn.

“Một năm trồng 1 vụ ngô, 2 vụ sắn. Chưa trừ chi phí thì thu về được tất cả khoảng 9 triệu đồng, trừ hết thì cũng chỉ còn 6 triệu đồng thôi”, anh Thành nhẩm tính.

Nhưng cực cho Thành và gia đình là anh bị liệt hai chân. Bố anh bị phơi nhiễm chất độc da cam khi tham gia thanh niên xung phong ở chiến trường Quảng Trị. Thành sinh ra với đôi chân teo liệt, phải dùng 2 tay thay chân để di chuyển.

“Trồng ngô, trồng sắn thì còn có thể bò trên đất, trên đá. Còn kiếm việc khác thì rất khó. Cũng mấy lần xin đi trồng dứa cho nông trường nhưng chẳng ai nhận. Bình thường, nếu vợ không ai thuê việc gì để kiếm vài chục nghìn một ngày thì cả nhà treo niêu”, anh Thành nói.

Muốn thoát nghèo nhưng khó vay vốn

Lo ăn chẳng đủ nên vợ chồng Thành chẳng thể lo nổi chỗ ở. Vợ chồng anh cùng hai đứa con nhỏ chui đụt trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ mà bố mẹ cho thừa kế. Tài sản đáng giá nhất của gia đình là con Đực, chú trâu gắn bó với Thành từ năm 2005 đến nay.

Bị liệt 2 chân nhưng anh Thành vẫn phải đi “mót” đất để trồng ngô, trồng sắn. Bị liệt 2 chân nhưng anh Thành vẫn phải đi “mót” đất để trồng ngô, trồng sắn.

 

Cũng nhờ con Đực mà chàng thanh niên tàn tật có thêm cái nghề chở xe trâu thuê. Nhưng nghề xe trâu cũng chẳng giúp gì nhiều cho gia đình anh. Mỗi chuyến hàng, anh cũng chỉ kiếm thêm được khoảng 70 nghìn đồng. Thế nên thu nhập của vợ chồng Thành chỉ vài triệu một tháng, luôn trong cảnh giật gấu, vá vai.

Nhắc đến cảnh nghèo, anh Thành ức lắm. Anh bảo, nhiều năm rồi gia đình đều nằm trong danh sách hộ nghèo của xã. Được thụ hưởng một số chính sách của Nhà nước đấy, nhưng mình cứ nghèo mãi thì cũng cảm thấy chẳng sung sướng gì.

“Muốn thoát nghèo lắm nhưng thân mình thì tàn tật, sức khỏe của vợ lại yếu. Bố mẹ cũng già cả rồi. Vốn liếng lại không có nên đành cắn răng chịu”, Thành ngậm ngùi nói.

Khát khao thoát nghèo nên đã nhiều lần anh Thành muốn làm hồ sơ vay vốn ngân hàng theo diện hộ nghèo. Oái ăm, khi chỉ mới hỏi dò Trưởng thôn cũng như cán bộ tín dụng, ý tưởng của anh bị dội ngay gáo nước lạnh.

“Họ bảo, nhà mình chẳng có tài sản gì để làm đảm bảo nên không vay được. Làm hồ sơ chỉ mất công thôi”, anh Thành ấm ức.

Đúng là nhà anh chẳng có gì. Cũng như nhiều hộ nghèo khác “ngụ cư” ở thôn 3, không đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định nên dù hộ nghèo, ngân hàng cũng chẳng dám cho vay.

Vậy chẳng lẽ, họ vẫn nghèo mãi như vậy hay sao?

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 2 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.