Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những nghịch lý trong phụ cấp cho giáo viên vùng khó khăn

PV - 15:29, 09/11/2018

Cùng là chi phụ cấp cho giáo viên công tác ở địa bàn ĐBKK nhưng lại có sự chênh lệch rất lớn về mức thực nhận. Nguyên nhân là do những bất cập trong cách tính lương theo ngạch, bậc hiện hành và phụ cấp thâm niên nghề.

Bài 2: Tính phụ cấp theo ngạch, bậc

Phụ cấp theo bậc lương và thâm niên

Theo chính sách về cán bộ quản lý, nhà giáo công tác ở vùng kinh tế-xã hội ĐBKK, giáo viên dạy ở những địa bàn này được hưởng 140% phụ cấp mức lương hiện hưởng; gồm phụ cấp ưu đãi 70% và phụ cấp thu hút 70% (thời hạn không quá 5 năm, thuộc diện luân chuyển, điều động).

Giáo viên công tác ở địa bàn ĐBKK cần một chế độ tiền lương ổn định. (Ảnh minh họa) Giáo viên công tác ở địa bàn ĐBKK cần một chế độ tiền lương ổn định. (Ảnh minh họa)

Nhìn qua thì quy định này không có gì đáng bàn, là sự động viên đối với đội ngũ nhà giáo công tác ở địa bàn ĐBKK. Nhưng khi áp dụng vào việc chi trả thực tế thì có sự chênh lệch rất lớn đối với từng trường hợp cụ thể.

Lấy bảng lương tháng 4/2017 của Trường Tiểu học Hữu Lập (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) làm ví dụ. Theo bảng lương này, sau khi tính hết các khoản phụ cấp thì mức lương của cán bộ, giáo viên (không tính nhân viên) thấp nhất là trên 7 triệu đồng/người/tháng, cao nhất là trên 13,5 triệu đồng/người/tháng. Do cách tính phụ cấp dựa vào hệ số lương ngạch, bậc và phụ cấp thâm niên nghề nên có sự chênh lệch về thu nhập giữa các giáo viên; có nhiều trường hợp không có phụ cấp chức vụ nhưng thu nhập hàng tháng vẫn cao hơn thành viên Ban Giám hiệu.

Như trường hợp bà Trần Thị Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu Lập, được hưởng phụ cấp chức vụ 0,4, phụ cấp ưu đãi 2,195, phụ cấp khu vực 0,7. Do hệ số lương của bà Thảo mới ở mức 3,99, phụ cấp thâm niên nghề chỉ là 0,88 nên tiền lương một tháng bà chỉ nhận được 9.930.000 đồng. Đây cũng là thu nhập từ lương của ông Trần Sỹ Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Trong khi đó, là giáo viên nhưng cô Phan Thị Vinh có thu nhập từ lương là 12.799.000 đồng/tháng. Ngoài hệ số lương hiện hưởng là 4,89 thì cô Vinh còn được tính phụ cấp thâm niên nghề là 1,56. Cũng như cô Vinh, một số giáo viên khác trong trường cũng có thu nhập từ lương cao hơn hai thành viên Ban Giám hiệu do hệ số lương và phụ cấp thâm niên nghề cao hơn.

Sự chênh lệch về thu nhập hàng tháng của giáo viên cùng công tác ở Trường Tiểu học Hữu Lập rõ nét hơn cả khi so sánh bảng lương giữa giáo viên lâu năm và giáo viên chưa có nhiều năm công tác, tính theo hệ số lương và phụ cấp thâm niên nghề. Cô giáo Lò Thị Phương có hệ số lương 3,03, phụ cấp thâm niên nghề 0,33 nên thu nhập chỉ được 7.438.000 đồng/tháng. Việc chênh lệch hơn 5 triệu đồng/tháng so với cô giáo Phan Thị Vinh là khoản không hề nhỏ, trong khi cả hai cùng công tác tại một trường ở địa bàn ĐBKK.

Đó là chưa tính, các giáo viên ở Trường Tiểu học Hữu Lập đều đã có thâm niên công tác ở địa bàn miền núi Kỳ Sơn; người ít thì cũng đã có 9 năm giảng dạy, người nhiều thì cũng đã có gần 30 năm. Nếu ở những trường khác, với những giáo viên mới ra trường thì sự chênh lệch về thu nhập hàng tháng giữa người lâu năm với người mới vào nghề là rất lớn. Bởi, với giáo viên mới ra trường thì hệ số lương thấp, phụ cấp thâm niên nghề không có.

Sống nhờ phụ cấp

Trên thực tế, những bất cập trong chế độ tiền lương đã được chỉ rõ. Trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc chi trả phụ cấp cho giáo viên công tác ở vùng ĐBKK cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định.

Hiện nay, lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông được xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo đó, giáo viên mầm non-tiểu học được xếp từ hạng IV (1,86-4,06), hạng III (2,1-4,89), hạng II (2,34-4,98); Giáo viên trung học cơ sở được xếp lương với hệ số từ hạng III (2,1-4,89), hạng II (2,34-4,98), hạng I (4,0-6,2); Giáo viên trung học phổ thông được xếp từ hạng III (2,34-4,98), hạng II (4,0-6,2), hạng I (4,4-6,78). Ngoài khoản lương trên giáo viên còn được hưởng thêm phụ cấp ưu đãi nhà giáo, phụ cấp thâm niên công tác.

Vẫn là nhận định “giáo viên không sống được bằng lương”, nhưng ở đây cần thêm vế “chủ yếu sống bằng phụ cấp”. Bởi thực tế, tính tổng thu nhập hàng tháng của một giáo viên công tác ở địa bàn ĐBKK, các khoản phụ cấp đã cao hơn lương rất nhiều. Như cô giáo Phan Thị Vinh ở Trường Tiểu học Hữu Lập, hệ số lương ngạch, bậc là 4,89, còn cộng tất cả các hệ số phụ cấp là thành 5,69, đưa tổng hệ số lương, phụ cấp của cô lên thành 10,58.

Cũng chính vì chủ yếu thu nhập từ phụ cấp nên khi xã Hữu Lập thoát khỏi danh sách xã ĐBKK, Trường Tiểu học Hữu Lập bị cắt giảm chế độ phụ cấp hàng tháng từ tháng 2/2017, giáo viên nhà trường đã hụt hẫng, sinh hoạt bị xáo trộn; người giảm nhiều thì 2,5-3 triệu đồng/1 tháng, người thấp thì cũng gần một tháng lương cơ bản.

Không chỉ riêng giáo viên của Trường Tiểu học Hữu Lập mà từ đầu năm 2017, toàn huyện Kỳ Sơn có 16 bản của 6 xã cũng bị cắt do đã thoát khỏi tình trạng ĐBKK. Do vậy, chiếu theo chính sách đối với nhà giáo công tác ở địa bàn ĐBKK, các giáo viên ở 16 bản này bị cắt giảm phụ cấp.

Việc giáo viên công tác ở địa bàn ĐBKK đang chủ yếu thu nhập từ phụ cấp là vấn đề cần lưu tâm. Bởi với sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo, nhiều địa bàn sẽ thoát khỏi tình trạng ĐBKK, đồng nghĩa lúc đó nhiều phụ cấp cho giáo viên sẽ bị cắt giảm.

Để giáo viên tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng khó, nhất thiết phải có chính sách hỗ trợ kịp thời khi có sự chuyển đổi này. Về lâu dài, việc cải cách chế độ tiền lương cho giáo viên không quá phụ thuộc vào phụ cấp có lẽ là giải pháp căn cơ. Bởi thực tế, hiện dù có rất nhiều chế độ phụ cấp, ngân sách chi trả cũng không hề nhỏ nhưng thực tế giáo viên công tác ở địa bàn ĐBKK vẫn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Đây là vấn đề cần được các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc xây dựng đề án cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin nổi bật trang chủ
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 3 giờ trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 6 giờ trước
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 11 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 12 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 12 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.