Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những nghệ nhân giữ hồn Then cổ

PV - 13:47, 21/05/2018

Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang hội tụ hơn 400 nghệ nhân, diễn viên của 14 tỉnh, thành trong cả nước về giới thiệu, trình diễn các nghi lễ, làn điệu, âm nhạc Then đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền.

Mỗi nghệ nhân Then vừa là một nghệ sĩ tài hoa, vừa là một “kho tàng sống” về di sản văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đặc sắc. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến bạn đọc một số nghệ nhân Then tiêu biểu tham dự tại Liên hoan.

Nghệ nhân Bế Sơn Trung:

Thầy giáo kiêm thầy Then: Sinh ra trong một gia đình có 8 đời làm pựt (Then) ở xóm Bản Co, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa (Cao Bằng), từ 9-10 tuổi, cậu bé Bế Sơn Trung đã theo cha đi làm Then tại nhiều gia đình trong và ngoài bản. Có “căn Then” nên lớn lên mặc dù đi học ngành Sư phạm và trở thành giáo viên dạy văn, thầy giáo Bế Sơn Trung vẫn dành nhiều thời gian nghiên cứu sách cổ bằng chữ Hán, chữ Nôm của gia đình để nắm được nội dung, ý nghĩa lời hát Then trong từng nghi lễ lẩu Then.

baodantoc_be_son_trung

 

Năm 30 tuổi, thầy Then Bế Sơn Trung được cấp sắc bậc đầu tiên rồi lần lượt lên bậc 2 (38 tuổi), bậc 3 (49 tuổi), bậc 4 (năm 61 tuổi). Hiện nay, sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Bế Sơn Trung chỉ chuyên tâm vào việc làm Then và truyền dạy hát Then, đàn Tính cho bà con tại cộng đồng. Ông đã truyền nghề làm Then cho 16 đệ tử; mở 3 lớp dạy hát Then, đàn Tính cho 50 người dân và học sinh dân tộc Tày trong xã. Thời gian tới, ông đang dự kiến mở thêm một lớp dạy hát Then, đàn Tính cho 15 học viên người Tày của huyện Phục Hòa.

Thầy Then Bế Sơn Trung cho biết, hiện nay, các gia đình thường mời ông đến làm Then trong lễ kỳ an (cầu an-cầu sức khỏe) cho người già và trẻ nhỏ. Còn những “lầu Then” quy mô lớn như “Tìm vía Long Vương”-trích đoạn giới thiệu tại Liên hoan lần này thì vài ba năm, ông mới tổ chức một lần.

Nghệ nhân Then Đặng Xuân Hải:

Vừa làm Then, vừa làm tạo: Làm Then mới khoảng 10 năm nay, nghệ nhân Đặng Xuân Hải đang theo dòng Then Bách Cổ-dòng Then từ Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) “di cư” về. Ông là thầy Then duy nhất của xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) được cấp sắc, gồm hai bằng: vừa làm Then vừa làm tạo.

2

 

Thầy Then Hải giải thích, trong tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Tày, Nùng, đường (phái) Then và đường tạo có những điểm khác nhau. Khi làm Then, qua lời diễn xướng của thầy Then hát trong nghi lễ, người nghe sẽ biết được đường đi, đường về từ trần gian lên mường Trời của các thần linh (quan quân Then). Còn làm tạo thì thầy Then chỉ mời thần linh xuống chứng giám, không diễn tả đường đi của các quan quân như làm Then. Tùy vào yêu cầu của từng gia đình trong các nghi lễ khác nhau, thầy sẽ làm Then hay làm tạo.

Để thành thạo nghề Then, ông Hải đã nhiều năm theo học sư phụ là thầy Then Lộc Đức Phòng, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên. Hiện nay, thầy Then Hải thường được các gia đình người Tày ở Vị Xuyên tin tưởng, mời về làm Then trong các lễ cúng mừng thọ cho người già, cầu an cho trẻ nhỏ, giải hạn, đám tang… “Trong toàn huyện Vị Xuyên hiện chỉ còn vài ba người làm nghề Then. Tôi đang cố gắng truyền dạy nghề cho 3-4 cháu. Nếu không có “căn Then” thì học 10 năm vẫn không làm thầy Then được, đó là cái khó của chúng tôi trong việc bảo tồn di sản Then nghi lễ”, nghệ nhân Đặng Xuân Hải trăn trở.

Nghệ nhân Đàm Thị Quyền:

Làm Then để giữ gìn văn hóa của dân tộc: Là người Tày Cao Bằng chuyển cư vào xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) hơn 30 năm nay, “bà Then” Đàm Thị Quyền vẫn say mê với di sản văn hóa của cha ông. “Hành nghề” Then 20 năm nay, bà được các gia đình người Tày, Nùng ở vùng Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam mời đi làm Then quanh năm nên không mấy khi bà có mặt ở nhà.

baodan toc_dam_thi_quyen

 

Bà Then Quyền cho biết, xã Ea Tam có gần 9.000 người Tày, Nùng (chiếm khoảng 81% dân số toàn xã), vùng đất này được coi là một Việt Bắc thu nhỏ tại Tây Nguyên, nơi hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Hơn 10 năm trở lại đây, khi cuộc sống của người dân các dân tộc Tày, Nùng ở Ea Tam từng bước ổn định, phát triển, chính quyền địa phương và người dân ngày càng quan tâm hơn đến đời sống văn hóa tinh thần. Theo đó, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từng bước được khôi phục và phát triển.

Vào rằm tháng Giêng hằng năm, xã Ea Tam đều mở Lễ hội Nàng Hai với ý nghĩa mời Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên-con gái của mẹ Trăng xuống thăm hạ giới và giúp trần gian trong công việc làm ăn sinh sống. Trong Lễ hội này, nghệ nhân Đàm Thị Quyền vào vai bà Then làm chủ lễ, dâng lễ lên trời mời Nàng Hai nhập vào 2 cô gái để hát đối đáp chúc phúc cho dân bản có một mùa màng bội thu, mạnh khỏe, hạnh phúc và chia sẻ với những người không gặp may mắn…

Nghệ nhân Then Đàm Thị Quyền cho biết, đây là lần đầu tiên bà được tham gia Liên hoan hát Then, đàn Tính toàn quốc. Được ra miền Bắc giao lưu hát Then, bà cảm thấy như đang được trở về nhà, trở về quê hương để tạ ơn tổ tiên đã tạo dựng, bồi đắp nên một kho tàng di sản văn hóa dân gian quý giá cho con cháu người Tày, Nùng.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 phút trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 6 phút trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 6 phút trước
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 phút trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 8 phút trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Triển lãm ảnh Online

Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên"

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên".
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

Tin tức - Tào Đạt - 19 phút trước
Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Thuận - 25 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), bộ tem đặc biệt gồm 4 mẫu, khuôn khổ 43 x 32 (mm) về Điện Biên Phủ được phát hành. Bộ tem chính thức được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 5/5/2024 đến ngày 31/12/2025.
Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Tin tức - Tào Đạt - 31 phút trước
Chiều 6/5, tại Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ gắn biển tên đường Tạ Quốc Luật. Đây là một trong số các sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

Thời sự - Minh Thu - 19:55, 06/05/2024
Đó là tên cuốn sách do Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức biên soạn, xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.