Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những đôi chân trần đi tìm con chữ

Quỳnh Trâm - 12:23, 12/11/2021

Những đứa trẻ 5 - 6 tuổi mỗi ngày đi bộ nhiều cây số đường dốc gập gềnh để đến được điểm trường, rồi cũng chừng ấy cây số để trở về nhà sau mỗi buổi học. Gian nan vất vả là thế, nhưng những giấc mơ về con chữ vẫn thôi thúc những đôi chân trần vượt khó.

Điểm trường Tiểu học bản Ón, xã Tam Chung, huyện biên giới Mường Lát
Điểm trường Tiểu học bản Ón, xã Tam Chung, huyện biên giới Mường Lát

Gian nan đường đến trường

Từ TP. Thanh Hóa đến được trung tâm huyện biên giới Mường Lát gần 230km, rồi từ trung tâm huyện vào đến bản Ón, xã Tam Chung chừng 25km nữa, nhiều đoạn đường gập ghềnh đá núi, chúng tôi phải đi xe máy, thậm chí đi bộ mới vào đến bản.

Bản có 112 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống, thuộc những bản đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có điểm trường Mầm non bản Ón nằm giữa lưng chừng núi cao. Thật ngạc nhiên khi có một lớp học chỉ có 3 học sinh đang ngồi nghe giảng.

Gian nan vất vả là thế, nhưng các em nhỏ không ngại khó để đến lớp tìm con chữ
Gian nan vất vả là thế, nhưng các em nhỏ không ngại khó để đến lớp tìm con chữ

Chưa kịp lên tiếng hỏi, cô giáo Vi Thị Bột như đã hiểu được sự băn khoăn của chúng tôi, liền giải thích, học sinh ở đây đều là con em nhà khó khăn. Có những gia đình ở cách xa trường 5 - 6 km, sống trên núi. Hơn nữa, các em nhỏ không được bố mẹ đưa đón, mà phải tự đi bộ đến trường.

Trẻ mầm non thì chỉ 4 - 5 tuổi, những ngày mưa gió các em không đi học được thì đành phải nghỉ. Do đó, dù sĩ số lớp có 16 học sinh (4 tuổi), và ngày hôm đó, chỉ có 3 em nhà gần trường đến học. Cô giáo cho biết thêm, do cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn, chưa tổ chức nấu ăn bán trú cho các cháu được, các cháu chỉ đến học hết giờ học chính rồi về nhà.

Điểm trường Mầm non bản Ón có 3 cô giáo cắm bản. Ngoài cô Vi Thị Bột, còn có cô Phạm Thị Giang, Bùi Thị Thúy.

Nhớ lại những ngày đầu mới lên nhận công tác, cô Thúy dù xác định trước là sẽ nhiều khó khăn, nhưng không ngờ những khó khăn ấy lại nằm ngoài tưởng tượng đến thế.

“Để đến trường, các em nhỏ phải dậy từ sáng tinh mơ. Các em lớp 3 tuổi, nếu tính tháng ra chưa đủ 3 tuổi cũng đi bộ 5 - 6km để đi học. Như em Giàng A Mùa, Lý Thị Dậu, dù nhà cách trường 5 - 6km, nhưng mỗi sáng, khi bố mẹ lên nương cũng là lúc chị em Mùa và Dậu đi học chữ. Mùa Đông mù sương, rét buốt, chân tay các em tê cóng, mặt mũi xanh tái đến nhói lòng. Những ngày nắng thì còn đỡ, mà ngày mưa đường trơn trượt, khi đến được lớp, quần áo, mặt mũi các em đã lấm lem bùn hết cả”, cô Thúy kể.

Không khó để bắt gặp những học sinh chân trần cuốc bộ dọc đường ở bản Ón
Không khó để bắt gặp những học sinh chân trần cuốc bộ dọc đường ở bản Ón

Là người có thâm niên bám bản, thầy Vi Văn Chuân, Trưởng điểm trường Tiểu học bản Ón trăn trở khi kể lại chuyện học của các em học sinh ở bản Ón: “Nhiều hôm các em đi đường xa là mệt rồi, đến trường không đủ sức nghe giảng bài được nữa. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc học tập của các em. Chứng kiến cảnh học sinh của mình phải khổ như vậy, thầy cô rất thương xót,  cũng chỉ biết động viên các em và vận động các gia đình đừng ngại khó mà tiếp tục cho các em đến trường đi học…”.

Kỳ tích ở bản nghèo

Anh Giàng A Chống, Bí thư Chi bộ bản Ón, người đầu tiên trong bản có bằng tốt nghiệp cấp 3 (THPT), cũng là người đầu tiên ở bản Ón được kết nạp vào Đảng. Cũng từng đi qua những chặng đường đến trường gian khó, nhưng với quyết tâm học chữ, anh Chống không bỏ học như bạn bè cùng trang lứa.

“Kỷ lục
Các em học sinh tiểu học phải đi bộ trên con đường lầy lội, lởm chởm đá để đến trường

Sau khi tốt nghiệp THPT, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không thể tiếp tục vào đại học, anh trở về bản tham gia công tác thôn bản. Nhận được sự tín nhiệm của dân bản, anh Chống thường xuyên tuyên truyền cho bà con các chính sách, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, anh cũng truyền đạt cho người dân kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật để có năng suất cao hơn.

Theo anh Chống, những năm trước đây, vì học sinh bỏ học nhiều nên tình trạng tảo hôn ở bản rất phổ biến. Mới 13 - 14 tuổi các em đã kết hôn, sinh con, như vậy nghèo lại càng nghèo, như một vòng luẩn quẩn. Những năm gần đây, các em đi học nhiều hơn, tỷ lệ tảo hôn cũng giảm.

“Cái nghèo đã đeo bám dân bản bấy lâu nay. Vì thế, khó mấy cũng phải để bọn trẻ đến trường học chữ, để có kiến thức, xóa bỏ những hủ tục, có vậy mới mong thoát được nghèo”, anh Chống trăn trở.

Do chưa đủ điều kiện tổ chức bán trú nên các em học sinh bản Ón phải đi về vất vả
Do chưa đủ điều kiện tổ chức bán trú nên các em học sinh tiểu học bản Ón phải đi về vất vả

Thầy Nguyễn Thế Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Chung cho biết, đây là điểm trường xa nhất của xã, tiếp giáp Sơn La và Lào. Hơn nữa, đây là điểm trường lẻ, nhưng số học sinh phải đi học xa rất nhiều. Việc duy trì sĩ số ở đây đương nhiên khó đạt chuyên cần, nhưng cơ bản vẫn bảo đảm các em không bỏ học giữa chừng.

“Ở bản Ón, việc đưa được học sinh đến trường đã là kỳ tích. Giờ đây người dân, học sinh đã thay đổi được nhận thức là phải đến trường học chữ. Gần đây, số học sinh ở bản Ón ra trung tâm huyện học THCS, THPT ngày một nhiều, nhiều em ra TP. Thanh Hóa, xuống tận Thủ đô để học cao hơn”, thầy Cường nói.

Những kỳ tích đó là thành quả từ sự quyết tâm của bao người, của các thầy cô giáo cắm bản, như cô Bột, cô Minh, cô Thúy và của chính các em nhỏ không ngại khổ, ngại khó trên hành trình vượt núi tìm chữ. 

Rời bản Ón khi trời đã về chiều, những bước chân trần băng qua núi của các em nhỏ vẫn còn ám ảnh, nhưng tôi vẫn hy vọng vào tương lai tươi sáng cho những mầm non bản nghèo này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 1 giờ trước
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 1 giờ trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 2 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.