Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những câu hỏi từ công tác giảm nghèo

PV - 14:46, 19/09/2018

Sau hai năm thực hiện nghị quyết số 76/2014/Qh13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 với nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác này. Điều đáng suy ngẫm nhất là tổng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo rất lớn nhưng giảm nghèo chưa bền vững.

Bài 1:Vì sao giảm nghèo chưa bền vững?

giảm nghèo hiện vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chưa thể thoát nghèo.

Tái nghèo phát sinh lớn

Theo báo cáo của Chính phủ kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (giai đoạn 2017-2018), đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 6,7% (giảm 1,53% so với cuối năm 2016). Giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm, đạt và vượt so với mục tiêu đề ra từ 11,5%/năm... Ước đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 6%, giảm khoảng 1-1,3% so với đầu năm 2018.

Không phủ nhận những nỗ lực giảm nghèo của cả hệ thống chính trị với những thành quả đạt được rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, bằng 22,98% so với tổng số hộ thoát nghèo. Chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm 2017), thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước.

Đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh chỉ rõ, thành quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Đó là đến tháng 3/2018, tuy đã có 8/64 huyện thoát nghèo; 14/30 huyện hưởng chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, nhưng lại có thêm 29 huyện (thuộc 18 tỉnh) được bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 20182020. 12 tỉnh có tỷ lệ tái nghèo tăng rõ rệt (tăng từ 0,03% trở lên), trong đó gồm cả một số tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội thuận lợi như: Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Kiên Giang…; một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu có tỷ lệ tái nghèo tăng mạnh trong năm 2017. Chỉ có 5 tỉnh, thành phố không có hộ nghèo mới phát sinh hoặc không đáng kể…

Lý giải về tỷ lệ hộ nghèo gia tăng tại các địa phương, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung cho biết: đối với các vùng gia tăng hộ nghèo và tình trạng tái nghèo nhanh là do bão lũ nhiều, như một số địa bàn miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, mới đây là Thanh Hóa. Thứ hai là do có tình trạng tách hộ… Có hay không tình trạng trục lợi chính sách? Đây là câu hỏi được rất nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Có hay không tình trạng trục lợi chính sách?

Liệu chính sách có đến đúng đối tượng, đúng mục đích đặt ra hay không? Việc tách hộ khiến phát sinh hộ nghèo tập trung rất nhiều ở một số tỉnh đồng bằng có điều kiện thuận lợi, việc này có động cơ gì không? Vì sao số huyện thoát nghèo lại ít hơn số huyện bổ sung vào danh sách huyện nghèo?

Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải băn khoăn khi tất cả cơ chế chính sách, con người, nguồn lực như nhau, nhưng có nơi tốc độ giảm nghèo nhanh, có nơi chậm. Ngoài yếu tố khách quan là thiên tai, bão lũ thì cần đánh giá nguyên nhân chủ quan một cách chính xác.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Lê Thị Nga nhận định: Công tác thanh tra, kiểm tra rất quan trọng. Dư luận xã hội, báo chí phản ánh nhiều về tình trạng cán bộ đưa người thân không đúng đối tượng vào danh sách hộ nghèo để trục lợi chính sách hoặc có đối tượng thụ hưởng chính sách lại không phải hộ nghèo, hoặc sai phạm trong sử dụng vốn, thất thoát, lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn thấp... Vì vậy tình trạng này như thế nào, việc xử lý vi phạm đến đâu?” .

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, cần nhìn nhận thực tế, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao, không hợp lý giữa các vùng miền. Cần xác định rõ trách nhiệm của từng địa phương trong công tác giảm nghèo, chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng nhiều hộ không muốn thoát nghèo; chỉ ra nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp chính quyền trong công tác này. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần nhận diện chính xác, công bằng tình trạng nghèo của địa phương mình để tìm ra giải pháp phù hợp. Thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội và các cấp chính quyền, không thể trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách của nhà nước; cần nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả…

Có thể thấy, tổng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo là rất lớn. Tổng nguồn lực ngân sách Trung ương tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là trên 41 nghìn tỷ đồng. Số vốn đã giao 03 năm (2016-2018) là trên 21 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 52,1%. Vốn lồng ghép từ 21 Chương trình mục tiêu với tổng vốn thực hiện Chương trình được phê duyệt là trên 189 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách nhà nước đã bố trí trên 44 nghìn tỷ đồng trong 02 năm (2016-2017) để thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, ngoài số kinh phí bố trí trong cân đối ngân sách địa phương, dự toán năm 2018 ngân sách Trung ương bố trí tăng thêm khoảng 15.897 tỷ đồng để thực hiện một số chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo.

Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các địa phương đã thực hiện huy động thêm nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Theo báo cáo chưa đầy đủ, tổng số tiền huy động dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2016 là trên 7 nghìn tỷ đồng; năm 2017 là gần 6 nghìn tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2018 là 3.600 tỷ đồng. Tại Chương trình “chung tay vì người nghèo năm 2017” đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng hộ cho người nghèo với số tiền hơn 264 tỷ đồng…

Rõ ràng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo là rất lớn. Cả xã hội cùng chung tay vì người nghèo với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” nhưng kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vẫn đặt ra nhiều câu hỏi cần phải có câu trả lời thỏa đáng.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.