Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhức nhối nạn buôn bán thú rừng ở Gia Lai

PV - 09:34, 21/12/2018

Thời gian vừa qua, tình trạng buôn bán thú rừng ngang nhiên diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhất là trong dịp cận kề Tết Nguyên đán, thị trường này lại càng sôi động.

Người dân vẫn lén lút săn thú rừng đem bán ở Gia Lai. Người dân vẫn lén lút săn thú rừng đem bán ở Gia Lai.

Nhà hàng đặc sản rừng Sơn Thủy tại xã Sơn Lang (huyện Kbang, Gia Lai), cách trụ sở ủy ban xã chừng 300m, đã hoạt động trong thời gian dài. Nhà hàng này trở thành điểm đến quen thuộc của dân sành ăn thịt thú rừng cả trên địa bàn huyện lẫn thành phố.

Theo lời giới thiệu của bà chủ, hiện nay, nhà hàng có thịt sóc, nhím, chim rừng, chồn, lợn rừng,… Riêng thịt cầy cun, khoảng 3kg, giá bán 350 nghìn đồng/kg được bẫy bằng phanh xe đạp. Nếu ai cần dạ dày nhím rừng để làm thuốc chữa bệnh, thì chỉ 250 nghìn đồng/cái. Tất cả đều được nhập từ xã Kon Pne (huyện Kbang), cách xã Sơn Lang hơn 70km.

Cũng theo bà Thủy, chủ nhà hàng Sơn Thủy, khách hàng của gia đình bà thường đến từ Sài Gòn, Hà Nội. Giá cả theo mùa, mùa săn được nhiều thì giá thấp hơn. “Thời gian cao điểm nhà tôi xuất đi cả mấy con nai, họ săn được thì đi mua về bán lại. Để đi săn được thịt rừng, phải chuyên nghiệp mới có!”, bà Thủy nói.

Tình trạng buôn bán thú rừng diễn ra ngang nhiên, nhưng chính quyền địa phương dường như chưa giải quyết triệt để. Ông Trương Thanh Hà, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang cho biết: Trong năm 2018 chưa bắt vụ việc nào liên quan đến động vật hoang dã, năm 2017 cũng chỉ bắt được 01 vụ.

Còn theo ông Trương Văn Nam, Phó Phòng quản lý bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai thì, Gia Lai có khoảng 597 nghìn hécta rừng tự nhiên. Chi cục luôn phối hợp với cảnh sát môi trường làm quyết liệt, nhưng buôn động vật hoang dã có lợi nhuận cao nên nhiều người làm liều, bất chấp lực lượng chức năng để buôn bán.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho biết: vườn có diện tích 42 nghìn ha, có hổ, tê tê, sóc bay, chồn, cheo, cầy, lợn rừng, voọc chà vá chân xám… Đơn vị cũng đã thường xuyên phối hợp với các xã tuần tra, kiểm tra. Tuy nhiên, người dân hay dùng súng cồn, súng kíp đi săn thú rừng nên việc bắt giữ họ cực kỳ nguy hiểm “mình núp trong bụi mà cựa quậy họ thấy tưởng thú là bắn ngay, thấy họ là lao ra ôm người trước. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các bên; đặc biệt các xã ven vườn quốc gia, làm sao cho cuộc sống họ nâng lên thì việc săn bắt động vật hoang dã để bán, làm thức ăn mới có thể được hạn chế”, ông Hoan đề nghị.

THIÊN ĐỨC (T/h)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 5 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 12 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 12 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 12 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 13 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 13 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 13 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 13 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.