Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp hòa thanh của những bàn tay

Tiêu Dao - Hồng Hạnh - 11:40, 13/03/2023

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016, những nghệ nhân và cả người dân miền sơn nguyên huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đang cố gắng gìn giữ và phát huy nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm của đồng bào Chăm H’roi, Ba Na trong đời sống hôm nay.

Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm Hroi. Ảnh Tấn Vịnh
Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm Hroi. Ảnh Tấn Vịnh

Di sản trong tay người

 Với đồng bào dân tộc Ba Na ở thôn Xí Thoại (xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân), trống đôi, cồng ba, chiêng năm là tiếng lòng, là hồn thiêng. Nó không chỉ là loại hình nghệ thuật giải trí trong những ngày hội làng mà còn là phương tiện để “thông thiên” với thần linh, gắn kết tình đồng bào xây dựng cuộc sống và bảo tồn bản sắc văn hóa. Sự hòa quyện của ba loại nhạc cụ này trong âm điệu, tiết tấu và ngôn ngữ hình thể của người biểu diễn đã tạo nên một nghệ thuật trình diễn hết sức độc đáo. Khi múa, đòi hỏi người diễn phải ăn ý, hiểu ý nhau và giữ sự nhịp nhàng, uyển chuyển, tung hứng cho nhau.

Còn đối với người Chăm H’roi, không cần dùng lời, nghe tiếng trống đôi, đồng bào có thể cảm nhận được tâm tư, tình cảm vui buồn, nhớ nhung, giận hờn hay trách móc. Âm thanh của trống đôi, cồng ba, chiêng năm có nhiều điệu thức khác nhau như lúc chào mừng hay đón khách thì tiết tấu nhanh, vui tươi, rộn ràng; bước vào cuộc giao lưu, giai điệu lại lắng xuống, nhịp điệu trở về khoan thai, tình cảm; khi tiễn khách, âm điệu êm ái, thiết tha như muốn níu chân người… Trong lễ cầu hôn, nó tựa như lời nhắc nhở đôi trai gái yêu thương nhau, chung thủy.

Năm 2016, nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm của đồng bào Chăm H’roi, Ba Na ở thôn Xí Thoại được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào và cũng là động lực để đồng bào Ba Na và Chăm H’roi bảo tồn, phát huy giá trị của bộ nhạc cụ này.

Già làng La Chí Thái (thôn Xí Thoại) cho biết, bộ trống đôi, cồng ba, chiêng năm gồm 1 đôi trống đực và trống cái, đường kính mỗi trống 27 cm, chiều cao 40 cm; 3 chiếc cồng (có núm ở giữa), tên gọi theo mẫu hệ, thứ tự mẹ - con gồm mí (mẹ), mai (chị), con (con), có kích thước nhỏ dần: 53 cm, 43 cm, 31 cm; 5 chiếc chiêng (không có núm), tên gọi cao độ theo đồng bào đặt là pồng, pềnh, pang, poong, pếnh, có kích thước nhỏ dần: 37 cm, 34 cm, 32 cm, 30 cm, 28,5 cm. Ở thôn Xí Thoại có 7 hộ gia đình còn lưu giữ bộ nhạc cụ bộ trống đôi, cồng ba, chiêng năm như vật gia bảo.

Các nghệ nhân Chăm H’roi Bình Định biểu diễn múa trống đôi.
Các nghệ nhân Chăm H’roi Bình Định biểu diễn múa trống đôi.

Giữ nhịp hòa thanh cho mai sau

Trong nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm, mỗi loại nhạc cụ có điệu thức riêng. Chiêng năm giữ giai điệu khoan nhặt, thanh thoát, âm vang ngân xa. Cồng ba giữ bè trầm, sâu lắng mượt mà. Còn trống đôi gây ấn tượng mạnh nhất. Nó làm cho cuộc hòa thanh tìm được sự đồng điệu, hòa quyện vào nhau, đạt tới cao trào của sự hứng khởi.

Những nghệ nhân của đội trống đôi, cồng ba, chiêng năm như những nốt nhạc trong bản nhạc bất tận của núi rừng. Những nhịp điệu ấy đưa người nghe đong đưa theo tiếng xập xẻng, lục lạc… Tiếng trống đôi của các chàng trai với những động tác múa nhuần nhuyễn, tinh tế cùng cơ thể và đôi bàn tay mềm mại của các cô gái tạo nên chuỗi âm thanh tiết tấu đầy ngẫu hứng, lúc thưa nhặt nhẹ nhàng, khi dồn dập sôi nổi hết sức trữ tình.

Để nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm không bị mai một, nhiều lớp tập huấn, truyền dạy đã được tổ chức trên địa bàn huyện Đồng Xuân.

Hiện tại, chính quyền huyện Đồng Xuân và tỉnh Phú Yên đang xây dựng kế hoạch sưu tầm và ký âm các bài nhạc, đồng thời tổ chức để các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy cách biểu diễn nghệ thuật này đến thế hệ trẻ. Ghi âm, ký âm các bài nghệ thuật trình diễn để xây dựng kế hoạch bảo tồn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 6 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 6 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.