Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện giá trị di sản văn hóa từ công tác sưu tầm

PV - 11:00, 15/02/2022

Cùng việc lưu giữ, thực hành, truyền dạy di sản trong cộng đồng, công tác sưu tầm hiện vật, khai thác câu chuyện về phong tục, nghi lễ đang góp phần không nhỏ trong bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Ðoàn công tác của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khai thác câu chuyện về đồ dùng trong gia đình người dân tộc Hà Nhì ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. (Ảnh Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Ðoàn công tác của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khai thác câu chuyện về đồ dùng trong gia đình người dân tộc Hà Nhì ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. (Ảnh Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Trong chuyến điền dã 6 ngày tại 2 huyện biên giới Phong Thổ và Sìn Hồ (Lai Châu), đoàn công tác Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã sưu tầm được 141 hiện vật, gồm các bộ xà tích, hoa tai, váy áo, trang phục, đồ dùng của bà con dân tộc Dao, Lự, Mông, Hà Nhì, Thái Trắng được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Ðiều thú vị khi gặp gỡ, trao đổi với bà con người Mông ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, là đoàn công tác đã sưu tầm được bộ váy áo truyền thống trong đó có những yếu tố kỹ thuật pha trộn của người Lô Lô.

Chia sẻ về bộ váy áo này, chị Bùi Thị Thanh Thủy, cán bộ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: Người Mông ở Dào San tự gọi mình là Mông Lô Lô, điều này thể hiện rõ nét qua trang phục truyền thống với phần váy mang nét đặc trưng của dân tộc Mông, in sáp ong, may xếp nếp, dáng xòe, nhuộm chàm nhưng phần áo trên có phần ghép vải thành những mảng hoa văn, họa tiết có hình khối đặc trưng của người Lô Lô. Trong các nghiên cứu khoa học cũng như qua tư liệu điền dã không có nhóm dân tộc Mông Lô Lô và xã Dào San không phải là địa bàn cư trú của dân tộc Lô Lô.

Càng đi sâu vào các xã biên giới, giao thông khó khăn, càng thấy sự giao thoa văn hóa chưa diễn ra sôi nổi, phong tục văn hóa không biến đổi nhiều, người dân vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng của tộc người. Ðặc biệt những người già ở đây còn lưu giữ trong ký ức rất nhiều câu chuyện về phong tục, nghi lễ của dân tộc mình.

Ðối với người Dao, bản Tà Phìn, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, từ trang phục truyền thống đến trang sức được coi là tài sản và truyền qua nhiều đời. Những hiện vật này chứa đựng niềm tin tâm linh và nét văn hóa đặc trưng. Người Dao quan niệm giá trị di sản không nằm ở chất liệu hay kim loại quý mà đó là tài sản được trao truyền, mang trong đó nhiều câu chuyện, nhiều lớp người sử dụng và niềm tin trao gửi trong đó.

Cụ thể như khi mẹ chồng, mẹ đẻ tặng những bộ trang phục, trang sức làm của hồi môn cho con dâu hay con gái trong đám cưới, họ dặn người con phải có trách nhiệm lưu giữ cho thế hệ sau. Vì thế ngày nay, trong đời sống hằng ngày, người Dao có thể đeo hoa tai bằng đồng, mặc những bộ trang phục cách tân, đan xen nhiều yếu tố mới tăng tính tiện dụng nhưng trang phục truyền thống với chất liệu vải bông, được khâu tay, thêu tay, cấu tạo trang phục theo mẫu cũ và những đôi hoa tai bằng bạc vẫn là những di sản trong gia đình, không dễ gì bán hay trao tặng người ngoài.

Người Dao tin rằng, nếu không nắm giữ được di sản của dân tộc, sau khi chết sẽ không có gì để chôn theo, không nhận được mặt tổ tiên. Niềm tin bất biến này là yếu tố ràng buộc nên di sản vẫn còn được lưu giữ trong cộng đồng. Mỗi người già trong từng nếp nhà luôn định hướng các giá trị truyền thống, nhắc nhở các thành viên, đặc biệt là thế hệ trẻ luôn phải bảo tồn, lưu giữ di sản gia đình mình.

Sống bằng nghề làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, đời sống bà con Xinh Mun ở xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) thay đổi mỗi ngày. Thích nghi với cuộc sống hiện đại, từ bỏ hủ tục tảo hôn và sinh con cận huyết thống, biết làm ăn, phát triển kinh tế nhưng vẫn gìn giữ nhiều phong tục độc đáo và các nghi lễ văn hóa lâu đời.

Chị Hoàng Như Hoa - Trưởng phòng Truyền thông Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chứng kiến các nghi lễ cúng mang thai, sinh con của dân tộc Xinh Mun cho biết, tất cả các bước thực hiện nghi lễ đều hướng đến việc cầu mong cho em bé bình an, vừa giúp các thành viên trong gia đình yên tâm và thúc đẩy sợi dây gắn kết giữa các thành viên.

Người Xinh mun ở bản Tràng Nặm, xã Chiềng On, Yên Châu, Sơn La tổ chức lễ "xin con" ở bên nhà ngoại. Đây là một trong những nghi lễ, nét văn hóa hết sức độc đáo
Người Xinh mun ở bản Tràng Nặm, xã Chiềng On, Yên Châu, Sơn La tổ chức lễ "xin con" ở bên nhà ngoại. Đây là một trong những nghi lễ, nét văn hóa hết sức độc đáo

Ðối với phụ nữ Xinh Mun, sẽ có lễ cúng an thai vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ, em bé sau khi sinh ba ngày sẽ làm nghi lễ báo cáo với tổ tiên rằng trong nhà có thành viên mới. Sau đó là lễ đặt tên cho đứa trẻ, lễ cúng mả bóc cầu cho em bé khỏe mạnh. Ðối với thanh niên Xinh Mun, trong việc nuôi dạy con cái, cha mẹ luôn đồng hành hướng dẫn, chỉ bảo cũng như trao truyền các tri thức dân gian.

Ngoài tìm hiểu các nghi lễ và phong tục, hòa nhập cuộc sống cùng dân bản, đoàn còn ghi âm, ghi hình các câu chuyện và thông tin liên quan đến lễ tằng cẩu; nghi lễ sinh con nơi gian bếp; nghi lễ trình với mặt trời, đồng ruộng; chung tên; lời ru và câu chuyện cái nôi... cũng như tìm hiểu ý nghĩa các vật dụng trong đời sống hằng ngày của bà con Xinh Mun. Những thước phim, băng ghi âm lời kể, câu chuyện từ chính chủ nhân hiện vật, tư liệu, hình ảnh về đời sống, tập tục, nghi lễ đem đến cái nhìn trực diện và chân thực nhất về giá trị vật chất và giá trị văn hóa của người dân tộc Xinh Mun.

Thực hiện Quyết định 219/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án hỗ trợ thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, thời gian qua, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiến hành sưu tầm hiện vật và khai thác các câu chuyện liên quan đến tập tục truyền thống, nghi lễ của đồng bào dân tộc các huyện biên giới ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái...

Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: Ðối với những hiện vật sưu tầm, tiếp quản, bảo tàng sẽ làm hồ sơ, thủ tục pháp lý, gắn mã định danh để các hiện vật, di sản của các dân tộc trở thành hiện vật, tài sản quốc gia. Giá trị hiện vật và giá trị văn hóa di sản sẽ được khai thác và phát huy tối đa, đáp ứng mục tiêu tuyên truyền, quảng bá rộng rãi để công chúng hiểu hơn về tập tục và nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, công tác nghiên cứu, bảo tồn, sưu tầm và lưu giữ tư liệu của hệ thống bảo tàng đang tạo thành một thể thống nhất cho di sản ở cả giá trị vật chất và giá trị văn hóa. Thông qua các triển lãm, bộ phim, chuyển đổi số, khối tư liệu, hiện vật chung này sẽ góp phần làm phong phú tri thức về phong tục, nghi lễ, tập quán trong đời sống của bà con dân tộc vùng biên ở Sơn La và Lai Châu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 15 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 15 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 15 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 16 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 16 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).