Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người phụ nữ “xé rào” định kiến ở Cốc San

PV - 14:27, 09/04/2018

Từ bao đời nay, người dân tộc Tày vẫn quan niệm phụ nữ sinh ra là gắn liền với làm việc nhà. Nhưng có một người phụ nữ đã “xé rào” định kiến, làm thay đổi nhận thức của rất nhiều người. Chị là Nông Thị Minh, Người có uy tín xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị Nông Thị Minh luôn trăn trở, cảm nhận rõ việc chị em ngại giao tiếp, ít khi đi xa ra khỏi cộng đồng, dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội, tiếp cận cái mới. Để giúp chị em thoát khỏi suy nghĩ định kiến cổ hủ đó, chị đã đến từng nhà vận động tham gia hội.

Chị Minh (người đứng thứ 5 từ phải qua) trong một lần cùng đoàn Người có uy tín về thủ đô gặp mặt lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Chị Minh (người đứng thứ 5 từ phải qua) trong một lần cùng đoàn Người có uy tín về thủ đô gặp mặt lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.

 

Những năm 2000, người dân xã Cốc San thường xuyên chứng kiến hình ảnh chị Nông Thị Minh đi khắp bản làng, ruộng nương vận động chị em thâm canh giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao. Nơi nào thiếu nước làm ruộng, chị vận động bà con chuyển sang trồng màu, trồng hoa, làm thêm vụ 3. Ở những chân ruộng chiêm trũng, năng suất lúa không cao, chị vận động bà con chuyển đổi sang đào ao nuôi cá chép lai, cá rô đơn tính. Hộ nào thiếu vốn, chị vận động chị em gây quỹ hội hỗ trợ nhau và tổ chức vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

Thấy bà con do dự vì chưa có hình mẫu, chị tham mưu với lãnh đạo xã đưa một số hộ đi thăm quan mô hình sản xuất giỏi ở một số địa phương trong tỉnh, sau đó hướng dẫn từng hộ có nhu cầu vay vốn, thậm chí đứng ra tín chấp cho hội viên vay. Chỉ sau một năm, nhiều hộ từ khó khăn đã vươn lên thoát nghèo, điển hình như hộ chị Hoàng Thị Chắp, chỉ sau 2 vụ thu hoạch cá, số tiền bán cá gấp 6-7 lần trồng lúa, chị Chắp đã trả được cả gốc và lãi cho ngân hàng.

Nhờ sự vận động tích cực cùng với những hành động quyết liệt của chị Minh, phụ nữ ở Cốc San dần tự tin hơn trong việc tham gia các tổ chức xã hội. Chỉ sau 1 năm chị làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã (năm 2000), số hội viên tăng từ 200 lên đến 600 người. Đến nay, 100% phụ nữ trong xã đã tham gia Hội Phụ nữ.

Đóng góp xây dựng NTM

Không chỉ giúp chị em phụ nữ tự tin hơn trong việc tham gia các tổ chức xã hội, chị Minh còn tích cực vận động người dân trong xã xây dựng NTM. Năm 2007, chị Minh được chuyển công tác sang làm Chủ tịch Hội Nông dân xã.

Ngay sau khi sang công tác đơn vị mới, để người dân tin theo, chị Minh đã tự nguyện hiến 2.200m2 đất để xây dựng đường giao thông. Sau khi chính quyền đổ bê tông trên đoạn đường nhà chị, mọi người thấy lợi ích mang lại. Đường đi thuận tiện giúp việc di chuyển và buôn bán dễ dàng hơn. Từ đó, khi chị xuống vận động hiến đất nhà nào cũng sẵn sàng tự nguyện.

Không những vậy, chị đã thành công trong việc vận động di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà, vận động bà con xây dựng hố tiêu hợp vệ sinh. Nhờ đó, tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của xã được hoàn thành.

Đặc biệt, chị Minh rất tích cực vận động người dân xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, như sản xuất rau an toàn với diện tích 39ha, trồng chuối mô trên 30ha tại thôn Luổng Đan; mô hình phát triển cá giống, cá thương phẩm, nhờ đó mà toàn xã hiện có diện tích nuôi trồng thủy sản đạt gần 43ha. Trong đó, 3/4 diện tích được người dân nuôi theo hình thức thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và thiết bị hiện đại, sản lượng đạt khoảng 20-22 tấn/ha/năm.

Ông Nguyễn Viết Hợp, Chủ tịch UBND xã Cốc San cho biết, đến hết tháng 2/2018, tại xã Cốc San toàn bộ đường liên thôn, đường trục thôn đã được cứng hóa; hơn 85% đường liên gia, ngõ xóm được đổ bê tông. Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn chiếm trên 93%, tăng hơn 8,1% so với năm 2013... Để có những thành quả này, có sự đóng góp không nhỏ của các hội viên nông dân, trong đó có vai trò người đứng đầu là chị Nông Thị Minh.

THIÊN ĐỨC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 1 giờ trước
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 4 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.