Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường ở Thanh Hóa

Tào Đạt - 03:22, 05/12/2023

Là nghệ nhân cao tuổi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng (80 tuổi, trú tại thôn Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy giá trị của của Lễ hội Pồn Pôông - một Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xứ Thanh luôn được đồng bào giữ gìn và phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa)
Pồn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa của người Mường xứ Thanh

Nét đẹp văn hóa người Mường 

Hỡi trai Mường dưới! Hỡi gái Mường trên! Ta chơi hoa thì hoa đã nở, ta chơi bông thì bông đã thắm. Rượu cần em mời bạn, mời Mường cùng lên vui rượu, em cầm rượu trên tay mời anh, mời chị. Rượu không ngon anh hỡi, em không mời anh uống rượu ngà dưới, rượu không ngọt anh hỡi, em cũng không mời anh ngà trên…” (trích đoạn được dịch từ bài dân ca tiếng Mường được hát trong Lễ hội Pồn Pôông), tiếng hát cùng tiếng cười mang âm hưởng núi rừng của nghệ nhân Phạm Thị Tắng, như báo hiệu cho các thế hệ người Mường xứ thanh biết Lễ hội Pồn Pôông đã bắt đầu.

Trưởng thành trong một gia đình có truyền thống làm thầy mo Mường, từ nhỏ, bà Phạm Thị Tắng đã được sống trong không gian thấm đẫm hồn cốt xứ Mường, với những điệu múa, lời hát Xường của người Mường. Bà Phạm Thị Tắng còn được ông bà, cha mẹ dạy cách đẽo, gọt cây Chạng Pạng làm thành những bông hoa để dựng thành cây bông cao 9 tầng với hàng nghìn bông hoa bằng gỗ. Bà cũng được truyền dạy đầy đủ các nghi thức bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng cũng như nghi lễ dựng cây bông.

Với niềm đam mê học hỏi của bản thân, bà Phạm Thị Tắng dần trở thành người lưu giữ "hồn cốt" của văn hóa người Mường ở xã Cao Ngọc nói riêng, của người Mường Thanh Hóa nói chung. Bà Tắng trở thành Ậu Máy - chủ của Lễ hội Pồn Pôông và cũng là Người có uy tín trong làng, biết cúng bái, bốc thuốc chữa bệnh, múa đẹp, hát hay. Cái tên Máy Tắng đã trở thành tên gọi thân thuộc của bà không chỉ ở xã Cao Ngọc.

Máy Tắng cho biết, Pồn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, có người cho rằng, nó bắt nguồn từ sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Đây là “hồn cốt”, nét văn hóa khổng thể thiếu của người Mường. Trong tiếng Mường, “Pồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, hoa. “Pồn Pôông” tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây Bông.

“Lễ hội được người Mường tổ chức hằng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy để cầu mong no ấm, thóc đầy bồ, lúa đầy sân, con người hạnh phúc.“Pồn Pôông” là loại dân ca nghi lễ, thần linh vừa mang tính chất giao duyên trai gái, vừa cầu phúc...”, Máy Tắng nói.

Lễ hội Pồn Pôông gồm có hai phần, phần lễ và phần hội (diễn trò). Tại phần lễ, Ậu Máy sẽ dùng văn vần thông báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu, dân làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, người người hạnh phúc và mời thần tổ, vua cha về vui chơi...

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 2
Thầy cúng chủ trì phần lễ, tạ ơn thần linh, tổ tiên và mới về vui chơi cùng người dân

Sau phần lễ của Ậu Máy là phần hội. Cây Bông sẽ là trung tâm của lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ thuở hồng hoang. Dưới gốc cây bông, bên ngôi nhà sàn cổ, khi tiếng trống, tiếng cồng, chiêng nổi lên cũng là lúc Máy Tắng cùng đoàn người trong trang phục truyền thống của người Mường vừa đi vừa nhảy múa vừa hát quanh cây bông. Xen lẫn những điệu múa, lời ca là tiếng cười sảng khoái của Máy Tắng như giục giã, mời gọi mọi người trong bản nhanh chóng tụ hội về quanh cây bông.

Máy Tắng là người dẫn chuyện kể lại giai thoại sinh ra trời đất, thiết lập bản Mường… Máy Tắng kể chuyện Xường, mỗi khi kể đến giai thoại nào là các nam thanh nữ tú biểu diễn trò mô phỏng hoạt động đó.

Dù đã 80 tuổi nhưng Máy Tắng vẫn nhớ đầy đủ, chi tiết của loại hình nghệ thuật Pồn Pôông với 48 trò chơi, trò diễn đặc sắc như: Chia đất - chia nước, phát nương - phát rẫy, cày, bừa, cấy, làm cỏ, gặt, gánh lúa, đạp lúa, xáy lúa, giã gạo, xảy, sàng gạo, đồ xôi, đánh cá, chọi trâu, chọi gà, bắt hổ giữ, ném còn, mời bản ăn cơm dam và uống rượu cần…Tất cả giúp tái tạo, mô phỏng và kể lại toàn bộ đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào Mường, mọi thứ kết nối thành một câu chuyện dài được kể thâu đêm suốt sáng bên cây Bông.

Chính vì những dấu ấn rất riêng của Lễ hội Pồn Pôông của đồng bào dân tộc Mường đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2017.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 3
Chủ lễ kể chuyện Xường, mỗi khi kể đến giai thoại nào là các nam thanh nữ tú biểu diễn trò mô phỏng hoạt động đó xung quanh cây Bông.

Giữ văn hóa để phát triển du lịch

Lễ hội Pồn Pôông cuốn hút bởi ở sự khéo léo của người làm ra cây bông, với những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và hình những muông thú, nông cụ sản xuất... Đây cũng là dịp, để mọi người cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của một dân tộc, biết chinh phục thiên nhiên, dũng cảm chống giặc ngoại xâm dựng nên Mường, nên bản góp phần cùng các dân tộc anh em xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thế nhưng, do sự phát triển của các loại hình văn hóa, văn nghệ hiện đại mà Lễ hội Pồn Pôông có thời gian đã bị lãng quên. Mãi đến năm 1987, 1990, khi tỉnh Thanh Hóa bắt tay vào việc bảo tồn các trò chơi, trò diễn dân gian theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII thì Lễ hội Pồn Pôông như được hồi sinh trở lại.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 4
Tiếng cồng chiêng của người Mường mang theo âm điệu của núi rừng xứ Thanh

Với nhiều tâm huyết của mình, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng đã miệt mài truyền dạy lại các điệu múa, lời hát Pồn Pôông nói riêng và văn hóa người Mường nói chung cho các thế hệ. Cùng với sự quan tâm của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, nhiều lớp truyền dạy đã được mở ra, số người được nghệ nhân Phạm Thị Tắng chỉ dạy đã lên đến con số hàng trăm người. Đây sẽ là những hạt nhân nòng cốt trong phong trào văn nghệ truyền thống, dân gian của người Mường xứ Thanh.

Nghệ nhân Phạm Thị Tắng chia sẻ, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, bản Mường nay đã khác xưa. Nhờ những tuyên truyền và hỗ trợ của các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 - PV), đến nay, điện, đường, trường, trạm nay đã đồng bộ, người dân đi lại thuận tiện, con trẻ đến trường học chữ, bà con ai ai cũng vui…

“Khi cuộc sống của người dân được ấm no, các thế hệ người Mường xứ Thanh cũng ngày càng quan tâm đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Không chỉ có mỗi Lễ hội Pồn Pôông, mà nhiều các nét đẹp văn hóa truyền thống khác cũng được bảo tồn trọn vẹn”, bà Tắng tâm sự.

Được biết, với những cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, tháng 11/2015, bà Phạm Thị Tắng được công nhận Nghệ nhân ưu tú. Đến năm 2021, bà tiếp tục được công nhận Nghệ nhân nhân dân.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 5
Nhờ thực hiện các chương trình MTQG, người Mường tại Thanh Hóa ngày càng quan tâm tới việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc

Là người trẻ dân tộc Mường, chị Phạm Thị Quý (35 tuổi, trú tại xã Ngọc Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) tâm sự: Nhờ sự tuyên truyền của có các cấp chính quyền và những chỉ dạy của Máy Tắng, các thế hệ người Mường xứ Thanh ngày càng có hứng thú với tìm hiểu và thực hành các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Mường luôn được địa phương quan tâm. Tỉnh cũng tạo nhiều điều kiện để những nghệ nhân như bà Tắng có thể truyền dạy bản sắc dân tộc cho các thế hệ trẻ nhằm mục đích bảo tồn các nét đẹp văn hóa của dân tộc nay.

“Thực hiện Chương trình MTQG 1719 và các chính sách của tỉnh Thanh Hóa về bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS. Tỉnh đặt mục tiêu gắn việc bảo tồn với phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó cũng giúp đồng bào phát triển kinh tế”. bà Nguyễn Thị Mai Hương cho hay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 39 giây trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 7 phút trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy Ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 11 phút trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 13 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).
Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Tin tức - Khánh Ngân - 27 phút trước
Sáng 4/5, ông Nguyễn Bắc Việt - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt khoản viện trợ dự án xây dựng điểm trường mẫu giáo K-ing, xã Trọng Hóa.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Người có uy tín - Thùy Giang - 3 giờ trước
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã và đang phát huy tốt vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại cơ sở.
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 3 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai. Nhà máy : 1147 Trường Chinh, TP. Pleiku, Gia Lai. Hotline/Zalo: 0935.964.888. Website: www.vinhphatgroup.com.vn