Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân R’Cơm Hmyơk giữ hồn văn hóa truyền thống

PV - 11:30, 26/07/2019

Khi những giá trị văn hóa truyền thống của nhiều DTTS đang dần bị mai một, tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, ông R’Cơm Hmyơk vẫn từng ngày lưu giữ những nét truyền thống văn hóa của người Jrai. Không chỉ giỏi thổi hồn cho những bức tượng gỗ, ông R’Cơm Hmyơk còn đánh cồng chiêng rất hay và là thầy dạy chiêng giỏi của làng.

Trước hiên nhà, nghệ nhân R’Cơm Hmyơk ngồi tỉ mỉ lau từng chiếc chiêng thật sạch sẽ. Ông Hmyơk kể: Yêu tiếng chiêng từ bé, năm lên 16 tuổi, ông đã tìm học chiêng từ những nghệ nhân trong làng. Hiện, gia đình ông còn giữ 2 bộ chiêng quý gồm 15 chiếc của ông bà để lại. “Rất nhiều người đến nhà hỏi mua với giá cao nhưng tôi không bán, vì đó không chỉ là tài sản mà còn là linh hồn cha ông để dành bao đời nay, dù người ta có trả giá cao thì tôi cũng quyết giữ lại để truyền cho con cháu…”.

Để giữ gìn nét văn hóa bao đời nay, ông Hmyơk đã đi kêu gọi, tập hợp những người đánh cồng chiêng gạo cội, mở lớp dạy chiêng cho lớp trẻ của làng. “Học đánh chiêng khó lắm, mỗi người phải đánh 1 chiêng sau đó phối hợp cùng nhau cho ra một bài nhạc hay. Do đó yêu cầu người học chú ý, cẩn thận và khéo léo mới phối hợp cùng nhau tạo thành một bài nhạc hoàn chỉnh. Chiêng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, chiêng là tiếng nói của người dân với Yàng, Yàng không nghe được người dân nói, nhưng nghe được tiếng chiêng, nên yêu cầu người chơi chiêng phải đánh đúng”, ông Hmyơk cho biết.

Hằng ngày, ông R’Cơm Hmyơk vẫn mang từng cái chiêng ra lau chùi tỉ mỉ để tiếng chiêng vang xa hơn. Hằng ngày, ông R’Cơm Hmyơk vẫn mang từng cái chiêng ra lau chùi tỉ mỉ để tiếng chiêng vang xa hơn.

Trong các ngày họp làng hay những ngày đi nhà thờ, ông Hmyơk đều chia sẻ kinh nghiệm đánh chiêng cho những ai muốn học hỏi. Ông Hmyơk cho biết: càng nhiều người học thì ông càng vui, vì như vậy tức là văn hóa truyền thống của người Jrai được lưu truyền và phát triển rộng hơn. Đặc biệt, cồng chiêng là một nét đẹp truyền thống của dân tộc, đã được ông bà gìn giữ bao đời nay thì đến đời mình cũng cần phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy nó.

Ngoài tài đánh chiêng hay, ông Hmyơk còn là một người tạc tượng rất đẹp. Từ năm 1997, ông bắt đầu mày mò sưu tầm các loại gỗ về để tạc tượng. Bằng đôi tay khéo léo với những dụng cụ đơn sơ như dao, rìu, búa cộng thêm con mắt của một người nghệ sĩ, ông đã thổi hồn vào gỗ, biến những khúc gỗ thô sơ trở thành tác phẩm nghệ thuật.

Cũng theo ông Hmyơk, để có một tác phẩm đẹp, yêu cầu người nghệ nhân phải cực kỳ kiên trì, khéo léo và thật tỉ mỉ mới có thể chạm đến hồn gỗ. Ngày trước, ông hay tạc tượng bằng gỗ hương, trắc. Nhưng ngày nay, các loại gỗ đó đang dần trở nên khan hiếm nên ông chuyển qua tìm cây mít nhiều tuổi để về tạc. Tuy nhiên, điều khiến ông Hmyơk trăn trở là nghề tạc tượng đang có dấu hiệu bị mai một. Giới trẻ trong làng gần như không còn ai biết nghề này, hầu hết họ không còn mặn mà với văn hóa truyền thống. Vì vậy, nếu có dịp gặp gỡ, giao lưu với thanh niên trong làng, ông vẫn tìm cách khơi gợi, đánh thức đam mê cho họ, với mong ước có thể phần nào lưu giữ được nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

“Tôi vẫn tìm mọi cách để khơi gợi niềm đam mê cho những người trong làng về nghề tạc tượng từ gỗ. Bởi vì tôi muốn lưu giữ và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc của ông bà thời xưa. Tôi hy vọng, những thanh niên trong làng đều yêu thích cồng chiêng và tạc tượng, học hỏi và rèn rũa nghề này để còn lưu truyền cho các thế hệ trẻ sau này”, ông R’Cơm Hmyơk bộc bạch.

Không chỉ tâm huyết với văn hóa truyền thống, ông R’Cơm Hmyơk còn là tấm gương phát triển kinh tế ở làng. Ngoài làm cà phê, ông còn tăng cường chăn nuôi đại gia súc để tăng thu nhập và có nguồn phân chăm sóc cây trồng.

THÙY DUNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 12 phút trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 16 phút trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 19 phút trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 21 phút trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.