Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

An Yên - 08:40, 09/06/2023

Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.

Thực bì khô bị cháy dang dở đang còn khá nhiều ở xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) nên nguy cơ tái cháy rừng là rất cao
Thực bì khô bị cháy dang dở đang còn khá nhiều ở xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) nên nguy cơ tái cháy rừng là rất cao

Nguy cơ cháy rừng ở mức rất cao

Phòng chống cháy rừng luôn là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”, nhưng hình như chưa năm nào chúng ta thoát khỏi tình cảnh bị “bà hỏa” ghé thăm. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2023, ở Nghệ An đã xảy ra một số vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng. Cụ thể, vào ngày 5/5 đã xảy ra vụ cháy rừng tại khu vực núi Tích Tích xã Thượng Sơn (huyện Đô Lương) với diện tích 5,3 ha. Hay trong chiều ngày 19/5, trên địa bàn khối Trường Sơn, thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn) đã xảy ra vụ cháy rừng thông. Do đã chủ động được lực lượng nên đám cháy được dập tắt sau hơn 1 giờ, diện tích rừng bị cháy ước tính khoảng 0,2 ha.

Các vụ cháy rừng, không chỉ gây thiệt hại về diện tích rừng mà con “hao người, tốn của”, khi phải huy động rất nhiều lực lượng tham gia chữa cháy. Thậm chí, có những vụ cháy, dù các cấp các ngành đã rất nỗ lực, nhưng vẫn phải “bất lực” trước cường độ lửa lớn kết hợp gió thổi mạnh.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam, gây hiệu ứng phơn nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao, và nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Trước tình hình trên, trong đợt nắng nóng cuối tháng 5/2023, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Đây là lần thứ 3 trong năm 2023, tỉnh Nghệ An ban hành công điện về nội dung này dù chưa bắt đầu vào tháng cao điểm về nắng nóng.

Nguy cơ cao xảy ra cháy rừng trên địa bàn Nghệ An đang ở mức cao
Nguy cơ cao xảy ra cháy rừng trên địa bàn Nghệ An đang ở mức cao

Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, địa phương thực hiện nghiêm túc về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Yêu cầu tăng cường tuần tra, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng. Đồng thời, hướng dẫn, giám sát chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, thông báo Nhân dân tạm dừng hoạt động đốt dọn thực bì,để sản xuất nương rẫy trong thời gian cao điểm nắng nóng, khô hanh.

Việc kiểm tra, rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo phù hợp thực tiễn, đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng… cũng được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt.

Trong những nỗ lực phòng chống cháy rừng, tỉnh Nghệ An yêu cầu các lực lượng, các cơ quan, đơn vị tùy theo tình hình nhiệm vụ tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, nhất là các khu rừng trọng điểm như: Khu mộ bà Hoàng Thị Loan, khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, khu lâm viên núi Quyết, khu vực đền Cuông...

Hồ cạn, thiếu điện và thiếu nước

Suốt nhiều tháng liền xảy ra khô hạn bất thường, một loạt hồ chứa của các nhà máy thủy điện ở Nghệ An đã xuống mực nước chết, sản lượng phát điện hiện chỉ đạt từ 30 - 50%.

Mực nước tại hồ chứa thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) - công trình thủy điện lớnnhất khu vực Bắc miền Trung đang xuống thấp
Mực nước tại hồ chứa thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) - công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung đang xuống thấp

Do nắng nóng gay gắt dẫn tới khô hạn trên diện rộng, trong khi đó, nhiều hồ thủy điện lại có lưu lượng nước về hồ rất kém so với trung bình nhiều năm, nên mực nước tại các hồ chưa thủy điện đều ở mực nước thấp.

 Ngay như hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) - công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, với dung tích hồ chứa 1,83 tỷ m3, nhưng mực nước tại hồ chỉ đạt hơn 160 m và còn cách mực nước chết khoảng 7 m. Đây là hồ chứa vừa có công năng phát điện; đồng thời cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt đối với vùng hạ du tỉnh Nghệ An.

Để thực hiện hai công năng trên cùng một lúc, Thủy điện Bản Vẽ đã chủ động làm việc với Sở NN&PTNT Nghệ An, Chi cục Thủy lợi Nghệ An để thống nhất kế hoạch điều tiết cấp nước cho hạ du phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên tinh thần đảm bảo hài hòa giữa hai mục tiêu cấp nước và phát điện. 

Ông Tạ Hữu Hùng - Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ cho hay: Việc bảo đảm chạy máy phát điện các tháng mùa khô cho hệ thống điện Quốc gia và đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hạ du tỉnh Nghệ An, là một nhiệm vụ đặt ra khá khó khăn trong bối cảnh nguồn nước về hồ thấp, mực nước dự trữ tại hồ thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

Hồ chứa thủy điện Hủa Na cũng đang rơi vào tình trạng "báo động đỏ"
Hồ chứa thủy điện Hủa Na cũng đang rơi vào tình trạng "báo động đỏ"

Còn tại Nhà máy thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong), có công suất 180 MW, lòng hồ thiết kế có dung tích chứa khoảng 400 triệu m3 nước. Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa từ đầu mùa rất thấp đã khiến cho lòng hồ thuỷ điện cạn trơ đáy. Trong khi đó, lưu lượng nước sông Chu đổ về chỉ đạt 20 m3/s, đạt 30% cùng kỳ năm ngoái, và đạt 50% so với cùng kỳ các năm trước đó. 

Theo ông Đoàn Văn Trường - Phó Giám đốc Công ty CP Thủy điện Hủa Na cho biết: Nhà máy thủy điện Hủa Na có 2 tổ máy, nhưng thời điểm này chỉ có thể chạy 1 tổ máy 70 MW với thời lượng 5 giờ/1 ngày, phát điện khoảng 0,3 triệu kWh, chỉ đạt 1/5 kế hoạch. Qua tháng 6 tình hình sẽ rất khó khăn trong vận hành của hệ thống điện Quốc gia…

Nhiều hồ chứa thủy điện khác ở Nghệ An, như Nậm Giải, Bản Cốc, Nhạn Hạc, Sao Va, Sông Quàng (Quế Phong), Nhà máy thuỷ điện Châu Thắng (Quỳ Châu)… cũng đang trong tình trạng tương tự.

Hồ chứa đang xuống dưới mực nước chết, trong khi đó, các nhà máy vẫn giữ mức xả để đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường hạ lưu, theo quy định vận hành mà các thuỷ điện cam kết. Việc vận hành của các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn các huyện này, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Do vậy, với thời tiết nắng nóng như hiện nay, các thuỷ điện trên địa bàn chỉ duy trì vận hành từ 4 - 5 tiếng/ngày, việc thiếu điện sinh hoạt và sản xuất là khó tránh khỏi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 6 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 6 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.