Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét đẹp văn hóa ngày mùa ở vùng cao Tây Bắc

PV - 08:43, 05/10/2018

Mùa thu, những cánh đồng lúa trên rẻo cao Tây Bắc tràn ngập sắc thu vàng của nắng, của lúa đang chín rộ. Khắp nơi, tiếng nói, tiếng cười và không khí lao động khẩn trương tấp nập. Từ bao đời nay, cứ đến mùa gặt, những hoạt động đã thành phong tục văn hóa mang bản sắc của đồng bào Tày lại được tổ chức và gìn giữ.

Cánh đồng Tây Bắc chín vàng gọi mùa cốm ở bản Tày. Cánh đồng Tây Bắc chín vàng gọi mùa cốm ở bản Tày.

Phong tục ăn cơm mới

Ăn cơm mới là một hoạt động không thể thiếu được của đồng bào Tày vùng cao Tây Bắc. Theo các bậc cao niên trong các bản Tày thì đây là một nét văn hóa bản địa có từ lâu đời, được người dân gìn giữ cho đến tận ngày nay. Đến ngày mùa, tuy hiện nay, công việc thu hoạch lúa có nhàn hạ hơn song người dân Tày vẫn tổ chức đến giúp nhau gặt lúa và tổ chức ăn cơm mới ngay sau vụ gặt để cùng nhau mừng mùa màng bội thu.

Lễ ăn cơm mới được người Tày tổ chức ngay trong ngày gặt lúa của gia đình. Từ lâu rồi, đây là một hoạt động quan trọng và thiêng liêng. Muốn có gạo mới, trước đó, người Tày gặt trước một khoảnh ruộng nhỏ rồi phơi lấy gạo mới để dùng cho lễ cơm mới trong mùa gặt. Tùy theo gia cảnh của mỗi nhà để tổ chức lễ ăn cơm mới cho đầm ấm và quây quần. Buổi sáng, những người anh em trong họ hay hàng xóm có mặt đông đủ để giúp gia chủ gặt lúa. Buổi chiều nếu trước đây họ giúp nhau đập lúa, tuốt lúa thì ngày nay có máy vò nên người Tày giúp nhau mang lúa về nhà. Đến buổi tối, lễ ăn cơm mới trong mỗi gia đình diễn ra.

Những bó lúa nếp được hái từ ruộng đang độ chín dùng để làm cốm. Những bó lúa nếp được hái từ ruộng đang độ chín dùng để làm cốm.

Lễ ăn cơm mới của người Tày Tây Bắc được tổ chức hết sức văn minh, nhẹ nhàng, không phô trương. Gia chủ chuẩn bị gà, vịt, hoặc lợn cắp nách để làm đồ ăn trong lễ cơm mới. Dùng gạo nếp mới đồ xôi, gạo tẻ nấu cơm, gạo sữa làm cốm. Không khí của lễ ăn cơm mới trong mỗi gia đình Tày khá nhộn nhịp và ấm cúng. Mâm cỗ cơm mới được chuẩn bị chu đáo, đặt lên bàn thờ tổ tiên, người già trong nhà khấn cúng thần linh, thổ công và ma nhà, mời họ về ăn cơm mới để tạ ơn đã giúp cho gia đình trồng cây lúa được trĩu hạt, được mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy bồ, đầy sàn.

Trên bàn thờ không thể thiếu những gói cốm được bọc bằng lá dong xanh ngắt, thơm nồng. Sau lễ cúng, tất cả anh em con cháu trong họ và gia đình cùng ngồi quây quần bên bếp lửa để ăn bữa cơm mới ngày mùa. Ai cũng vui, cũng phấn khởi khi được mùa, có bát cơm dẻo và gói cốm thơm. Những người trong họ và hàng xóm chúc gia chủ được mùa bội thu và họ bàn tính vụ sau sẽ cấy giống lúa gì.

Lễ ăn cơm mới của người Tày vùng Tây Bắc là một nét đẹp văn hóa cổ truyền ở vùng đất này. Hoạt động ấy nhắc nhở cho mỗi người dân bản Tày luôn coi cây lúa là nguồn sống của gia đình mình, cần gìn giữ và chăm sóc để có những mùa bội thu.

Làm cốm - nét đẹp đậm sắc màu Tày

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa gặt tháng mười, người dân bản Tày Tây Bắc lại nô nức, tấp nập ra đồng thu hoạch lúa sau một vụ chăm sóc vất vả. Hạt lúa vàng được cõng trên lưng giọt mồ hôi theo người nông dân về bản để làm no cái bụng trong mùa đông giá lạnh. Dù mùa màng bận rộn đến mấy, người dân bản Tày cũng không quên hương vị thơm nồng của cốm mùa thu, một đặc sản bấy lâu nay người dân nơi đây vẫn tự tay chế biến để làm giàu vốn văn hóa ẩm thực bản mình. Vì vậy, mỗi khi mùa gặt về, các bản làng còn dậy lên cả không khí tấp nập, đông vui của việc chế biến cốm.

Muốn có được những mẻ cốm ngon, dẻo và thơm, người nông dân các bản vùng Tây Bắc đã tự chọn cho mình giống lúa nếp chỉ có ở vùng này được lưu giữ và nhân giống từ bao vụ. Hạt lúa dài, tròn mẩy và đều tăm tắp. Dù nếp cấy dưới ruộng nước hay gieo trên nương rẫy nhưng khi ngắt lúa về làm cốm thì hạt phải còn chút sữa ở đầu hạt, vỏ hơi lam vàng một chút và gạo chưa chín hết. Thế mới làm được hạt cốm vừa dẻo vừa thơm. Lúa nếp ngắt về được người Tày chế biến luôn. Bởi nếu để mấy hôm sau mới làm thì sẽ mất đi nhiều hương thơm và độ dẻo của cốm. Sau khi sàng sảy lấy những hạt chắc, lúa được đưa vào rang sau đó cho vào cối đá giã đều cho bong hết vỏ trấu bên ngoài.

Sau đó, cốm lúa được cho vào sàng sảy cho hết cám và vỏ trấu. Lúc này, những hạt cốm xanh tươi bắt đầu lộ dần. Nhưng để cho cốm dẻo và xanh hơn, người ta lại tiếp tục cho cốm vào cối để giã một lần nữa. Sau lần giã này, cốm được sàng lọc bỏ cám lần nữa vậy là xong một mẻ cốm. Có năm, nếu chót để lúa nếp hơi già tháng một chút, người Tày còn có cách chế biến thứ hai cũng khá công phu. Đó là cho lúa vào nồi luộc chín rồi mới mang đi giã. Theo họ, cách làm này sẽ tạo cho hạt cốm vị thơm và dẻo như cốm rang vậy.

Mùa này, về các bản Tày vùng Tây Bắc, trên những cánh đồng, người người tấp nập gặt lúa còn ở ven những con suối chảy từ đầu xã đến tận cuối xã lại là không khí mang đậm chất văn hóa ẩm thực chỉ có ở vùng đất này. Đó là không khí giã cốm của người dân hai bên bờ suối. Các ấm, các a, các pả mang cả chày cối, giần sàng ra bờ suối làm cốm cho vui. Một năm ở đây, có lẽ chỉ có những ngày mùa như thế này mới xuất hiện những hình ảnh đậm chất văn hóa ấy. Trong trang phục Tày truyền thống, người phụ Tày Tây Bắc trổ tài làm cốm. Người rang, người giã, người sàng sảy…không khí sao mà đông vui, bình yên và ấm áp đến vậy.

Hạt cốm Tày sau bao lần giã, sàng sảy tròn mẩy, xanh ngắt như lá dong rừng. Hạt cốm mềm mà dẻo, mười hạt đều cả mười trông hấp dẫn đến mấy. Cốm làm xong, người ta không quên ngắt những lá dong xanh ngắt trên rừng về để gói cốm. Hình như cái màu xanh thẫm của lá dong đã làm tôn thêm màu xanh tươi của hạt cốm. Và cái vị mát lạnh của dong rừng càng làm cho mùi thơm của cốm nếp thêm nồng. Cốm gói lá rong để vào gùi trông hấp dẫn biết mấy. Trong bữa mừng cơm mới, trên bàn thờ tổ tiên, người Tày không thể quên món cốm nếp được gói vuông vắn bằng lá dong đặt lên để báo cáo tổ tiên về vụ mùa bội thu. Và trong bữa cơm mới đầu tiên của mùa, từng hạt cốm nhỏ được người ta mời nhau, đưa vào miệng để nghe cái vị thơm, vị ngọt của “hạt ngọc” bản mình.

Cốm xanh là nét phong tục cổ truyền của đồng bào Tày Tây Bắc. Cốm xanh là nét phong tục cổ truyền của đồng bào Tày Tây Bắc.
Lễ dâng Pang (Cốm)

Ngày mùa thu hoạch lúa là ngày đặc biệt quan trọng đối với người dân Tày ở Tây Bắc. Đây là dịp để đồng bào thu về những thành quả của mình sau những tháng ngày lao động cực nhọc. Đồng thời, vào ngày mùa, người Tày cũng làm lễ tạ ơn thần linh, trời đất đã phù hộ cho họ có được mưa thuận gió hòa, lúa ngô đầy bồ. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch lúa xong, người Tày đã làm lễ dâng cốm (pang mẩu) ngay tại nhà sàn của mình. Nghi lễ này được phổ biến tại các bản Tày ở Tây Bắc. Việc chuẩn bị và tổ chức nghi lễ trang trọng này chủ yếu do các thầy cúng có uy tín và thầy then trong các bản Tày. Đây là dịp để người Tày dâng lên Ngọc Hoàng thượng đế và các vị thần những lễ vật để tri ân và tạ ơn, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt cho vụ sau được lúa đầy bồ.

Lễ vật dâng Pang mẩu gồm có cốm hạt, loỏng cốm chính chủ sau khi dần, sẩy sạch, đựng vào một vài bung, lấy lá dong bịt kín để riêng, chỉ có nàng then cất giữ vào cạnh tịnh then. Món cơm cốm được lấy nước luộc vịt để chế biến cơm cốm, phần thịt vịt làm nhân bánh cốm. Rưới nước luộc vịt đã tẩm gia vị vào nồi cốm hạt, sau đó múc cốm ẩm ra lá dong, gói cho vuông cạnh, hình vuông hoặc chữ nhật. Bánh cốm được chế biến bằng thịt vịt luộc chín tới, lọc thịt, băm thành viên nhỏ, xào qua với hạt dổi, nhân quả đài hái, bột đậu đen, một ít kiệu lá, hành hoa, tỏi bột để làm nhân. Cho nhân vào giữa cốm, dùng lá dong non gói cốm như gói bánh chưng, lấy lạt mềm buộc nhẹ.

Xếp bánh chõ nấu rượu hấp cho chín đều. Bánh cốm phải chín vừa tới, không bị nhão, không quá ngậy. Theo người dân bản Tày thì loại gạo nếp để giã cốm dâng thần linh phải được cấy ở thửa ruộng tốt, được chăm sóc tốt. Lễ dâng cốm là một phong tục cổ truyền của đồng bào Tày ở Tây Bắc được gìn giữ và tổ chức từ bao đời nay.

Những phong tục trong ngày mùa của người Tày vùng cao Tây Bắc mang nét đẹp văn hóa được người dân gìn giữ từ bao đời. Những hoạt động văn hóa đó in sâu vào nếp nghĩ của đồng bào và trở thành bản sắc chỉ có ở vùng Tây Bắc xa xôi./.

THEO BÁO ĐẢNG CỘNG SẢN

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.