Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2023-2030

Cát Tường - 08:10, 15/11/2023

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023-2030. Theo đó, cả nước hiện có 48/63 tỉnh đủ điều kiện, tiêu chuẩn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, trong đó 22 tỉnh đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra, công nhận.

Toàn cảnh Hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2023-2030 các tỉnh miền Trung.
Toàn cảnh Hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2023-2030 các tỉnh miền Trung.

Thời gian qua, trong quá trình triển khai thực hiện công tác xóa mù chữ, các địa phương đã có các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xóa mù chữ cho người dân nói chung và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Nhiều địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động, vận động người chưa biết đọc, biết viết, người chưa đạt chuẩn biết chữ tham gia học các lớp xóa mù chữ. Trong giai đoạn 2020-2023, cả nước đã huy động được hơn 79.000 người ra học xóa mù chữ. Các tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đã huy động được gần 54.000 người ra học xóa mù chữ. Trong đó có hơn 33.000 người theo học lớp mức độ 1 với 86,2% học viên là người dân tộc thiểu số; hơn 21.600 người theo học lớp mức độ 2 với 74,9% học viên là người dân tộc thiểu số.

Tính đến tháng 9/2023, cả nước có 226/10.598 đơn vị cấp xã (tỷ lệ 2,5%) đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 10.332/10.598 đơn vị cấp xã đạt tỷ lệ 97,5% đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Có 42/704 đơn vị cấp huyện (6%) đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 662/704 đơn vị cấp huyện (tỷ lệ 94%) đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Cả nước có 63/63 tỉnh thành đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 (100%) và hiện có 48/63 tỉnh đủ điều kiện, tiêu chuẩn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (chiếm 76,2%), trong đó có 22 tỉnh đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra, công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ của các nước năm 2023, độ tuổi từ 15-35 là 99,39% (mức độ 1) và 98,97% (mức độ 2); độ tuổi từ 15-60 là 98,85% (mức độ 1) và 97,29% (mức độ 2). Tỷ lệ biết chữ các độ tuổi của 51 tỉnh thuộc chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2023, độ tuổi từ 15-35 là 99,24% (mức độ 1) và 98,73% (mức độ 2); độ tuổi 15-60 là 98,55% (mức độ 1) và 96,70% (mức độ 2).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác xóa mù chữ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong đó có nhận thức của người dân về xóa mù chữ chưa đầy đủ. Hiệu quả công tác xóa mù chữ chưa cao, kết quả không bền vững, hiện tượng tái mù vẫn tiếp diễn, gia tăng. Số lượng người học lớp xóa mù chữ còn rất ít so với người mù chữ. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập của một số xã miền núi còn khó khăn, thiếu thốn.

Lớp học xóa mù chữ tại bản Giáp Gát (xã Bình Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An).
Lớp học xóa mù chữ tại bản Giáp Gát (xã Bình Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An)

Địa bàn các huyện miền núi rộng, giao thông khó khăn, đồng bào DTTS sống phân tán, rải rác dọc biên giới Campuchia, Lào, Trung Quốc, chỗ ở không ổn định nên việc điều tra con số người mù chữ để mở lớp, vận động ra lớp và quản lý lớp học khó khăn. Công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác xóa mù chữ chưa chặt chẽ, thường xuyên...

Tại hội thảo, các đại biểu từ các địa phương tập trung nêu ý kiến về những vấn đề tồn tại, thách thức, cản trở việc học chữ của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó thảo luận về các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi tỉnh.

Đặc biệt, các đại biểu là cán bộ quản lý giáo dục phụ trách mảng giáo dục thường xuyên, giáo viên tham gia dạy xóa mù chữ cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn. Đó là kinh nghiệm vận động người dân đến lớp xóa mù chữ; đổi mới công tác quản lý, tổ chức lớp học phù hợp với tập quán sinh hoạt bà con dân tộc thiểu số; duy trì, nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ...

Hội thảo cũng tiếp nhận 60 tham luận của các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên về đánh giá thực trạng công tác xóa mù chữ tại các địa phương trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ giai đoạn 2023-2030.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 5 phút trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.