Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mùa vàng Dào San

Thuỳ Giang - 21:01, 07/09/2023

Sau cả một mùa mưa dài đằng đẵng, tôi trở về Dào San. Bây giờ là mùa thu, vùng non cao này đón tôi bằng những ruộng bậc thang đang thơm mùi lúa chín...

Mùa vàng ở Dào San - Ảnh Đỗ Duy
Mùa vàng ở Dào San - Ảnh Đỗ Duy

Sáng sớm hôm ấy, khi mặt trời còn say ngủ, trong bản đã rậm rịch những bước chân, những tiếng nói cười. Mọi người đi gặt từ sáng sớm. Ở quê tôi, một nhà gặt thì cả bản cùng đi giúp. Mỗi cô, bác, mỗi ông, bà trong bộ váy, áo thổ cẩm dày dặn chống nắng, đội chiếc mũ, đi đôi ủng cao, tay cầm cái liềm sắc lẹm, chuẩn bị mang một mùa vàng về bản.

Tôi nhớ ngày xưa, ngày còn nhỏ, tôi hay đứng trên cao gọi mẹ, tìm mẹ ở ruộng bậc thang bên kia. Trong bao cái bóng nhấp nhô, cúi gù người để cắt lúa, tôi vẫn nhận ra mẹ. Dù mẹ vẫn mặc một cái áo xanh quen thuộc của phụ nữ Mông quê tôi nhưng mẹ lại đội một cái mũ nửa xanh nửa trắng vành rộng mà mẹ tiết kiệm may từ đống vải cũ thừa. Tôi thấy mẹ và mọi người ở một tư thế cúi cắt rồi chỉ ngẩng lên xếp lúa thành bó, rồi cứ như vậy, đi hết từng ô ruộng đã chín vàng. Hết buổi cũng là khi những ôm lúa vàng óng được xếp gọn gàng, chạy dọc theo bờ uốn lượn của những thửa ruộng bậc thang. Nhìn từ trên cao, hình ảnh đó in sâu vào trong tâm trí tôi, đẹp đẽ đến lạ kì. Mẹ như cái chấm nhỏ giữa ruộng nương rộng lớn, đầy sắc màu của hi vọng về sự no đủ.

Dào San đẹp như một bức tranh hữu tình - Ảnh: Thắng Nguyễn
Dào San đẹp như một bức tranh - Ảnh: Thắng Nguyễn

Nhà tôi cùng bao nhà thường xem thời tiết trước khi gặt, để khi gặt xong thì kịp phơi tại ruộng một hai ngày, rồi đập lúa và phơi thóc ở ngay một khoảnh ruộng bằng phẳng gần đó. Chỉ có những bó lúa để giống cho mùa sau thì tôi thấy mẹ nâng niu, cho riêng vào gùi mang về phơi ở cái noong trước sân nhà. Những bó lúa căng tròn, chắc mẩy, vàng óng, đến sợi rơm cũng to đều, bóng đẹp. Mẹ thường dặn chúng tôi là bó lúa giống này quan trọng lắm, nếu để hỏng là cả nhà không có gì ăn vào mùa sau. Cho nên chúng tôi ở nhà, làm gì thì làm cũng phải coi những bó lúa giống cho cẩn thận, canh gà, canh chim và đặc biệt là canh trời mưa. 

Có lúc dù mải chơi tù lu hay leo cây trước bờ rào đá thì cứ thấy trời mất nắng hay có mây đen là đứa nào đứa nấy theo phản xạ tự nhiên khác đứng lên, túi bụi bảo nhau khênh hết thóc vào mái hiên. Có lẽ chính vì thế mà trẻ con người Mông chúng tôi, đứa nào tay chân cũng cứng cỏi, khoẻ mạnh từ bé. Đứa nào cũng biết giúp đỡ bố mẹ, tự lập lớn lên và có ý thức từ những việc rất nhỏ. Chỉ cần một lần làm ướt thóc thì thấy tội lỗi lắm. Mẹ sẽ không mắng mà mẹ sẽ khóc. Chúng tôi đứa nào cũng sợ nhà không còn gì ăn mà phải tự có trách nhiệm với nhiệm vụ cao cả của mình.

Những ngày thu hoạch, bố mẹ thường đi từ sáng cho đến khi mặt trời xuống núi mới trở về nhà. Bữa trưa, bố mẹ cùng các cô bác ăn tạm cơm nguội mang theo ngay trên ruộng, dưới một bóng râm nhỏ bé trên ruộng.

Ruộng bậc thang như những khuông nhạc - Ảnh Thắng Nguyễn
Ruộng bậc thang như những khuông nhạc - Ảnh Thắng Nguyễn

Sau này, cứ đến mùa thu hoạch, dù đi làm xa nhưng thế nào tôi cũng trở về nhà giúp mẹ để tuổi già của mẹ đỡ vất vả. Đó là lí do tại sao bản tôi vào mùa gặt lại đông hơn những mùa khác. Thu hoạch rất cần khẩn trương, cần cả sự cố gắng và may mắn, không thì thành quả của cả một vụ lúa có thể bị mất đi. Ở vùng đồng bằng, một năm người nông dân có thể cấy hái nhiều lần. Nhưng ở vùng núi cao này, ruộng bậc thang phải phụ thuộc vào nước. Mà một năm chỉ có một mùa mưa, cho nên một năm chỉ có một vụ lúa. Số lúa có được sẽ giúp nuôi cả nhà trong một năm dài. Nếu không may mất mùa, hoặc chỉ cần thu hoạch lúa không đảm bảo, để ướt, để nảy mầm là cả năm cả nhà chỉ ăn ngô, ăn sắn và rau rừng.

Công cuộc phơi lúa ở vùng rẻo cao này cũng đặc biệt lắm. Ở đồng bằng, người nông dân có thể phơi trên đường, ở sân nhà bằng phẳng, sạch sẽ… Còn người dân quê tôi vẫn hay phơi lúa, thóc ngay trên ruộng như thế này. Bây giờ, cuộc sống tiến bộ hơn, mọi người mua những tấm bạt, những cái cót lớn để phơi chứ không phơi trực tiếp trên ruộng như ngày xưa, bị rơi vãi đi rất nhiều. Lúc thu thóc cũng đỡ vất vả hơn. 

Tôi cứ nhớ ngày xưa, phơi lúa trên ruộng khiến lúa bị rơi rụng nhiều. Mẹ cứ tiếc nên lại đi mót lúa. Chúng tôi cũng vì thương mẹ mà đi mót sau chân mẹ. Cả buổi cũng được đầy cái túi thổ cẩm, đeo lệch cả người. Những chú chim sà xuống trên những thửa ruộng, không biết sợ người, chí chách gọi nhau đến nhặt những hạt lúa ngon lành. 

Mùa lúa chín, cảm giác như các loài chim, loài côn trùng đều vui nhộn. Ngoài ruộng đầy chuồn chuồn, cào cào, chúng tôi không bao giờ hết trò chơi nếu được bố mẹ cho theo ra đồng. Có khi còn đuổi bắt được cả con chuột đồng béo tròn vì ăn thóc suốt từ đầu vụ. Dù bố mẹ tôi còn phải lo cái ăn, cái mặc cho chúng tôi qua bốn mùa, nhưng khi ấy, tôi chỉ biết tuổi thơ của mình thật giàu có và vui vẻ.

Ruộng bậc thang Dào San nhìn từ trên cao
Ruộng bậc thang Dào San nhìn từ trên cao

Giữa mỗi ruộng bậc thang ở quê tôi hay có những cái lán nương được dựng đơn sơ bằng gỗ, có mái che bằng gianh. Bên trong có một cái chõng tre, bên trên có thể dải một chiếc chiếu lanh do chính những người phụ nữ Mông tự làm. Lán đơn sơ nhưng rất mát mẻ, ở đây có thể đón gió, có thể thấy hương thơm của lúa, thấy những thanh âm của núi rừng. Những cái lán này không chỉ là nơi dừng chân, nghỉ mát, nghỉ trưa của bà con ngày làm đất, ngày cày cấy, ngày thu hoạch. Mà còn là nơi coi lúa mùa phơi lúa.

Bố mẹ thường coi những cái bạt lớn phơi thóc ở ngoài ruộng. Có khi giữa trưa mọi người đang ăn vội bữa cơm mà ai đó hô “có mưa” là ngay lập tức mọi người bỏ bát, bỏ đũa, chạy ra. Mỗi người một chân, một tay, thu cho thật nhanh, cho bằng kịp khỏi cơn mưa giông sắp kéo đến. 

Tiết trời ở xứ này từ thuở hồng hoang chắc vẫn vậy, nên người già đều đã ghi nhớ, truyền lại kinh nghiệm cho cháu con sau này. Đến độ mẹ tôi chỉ cần thoáng một cơn gió, ngửi thấy một làn hương, nhìn một áng mây là đã biết sắp có mưa. Trong cơn chạy thóc, chẳng ai kịp đội khăn, đội mũ, cứ vậy mà chạy ra, mặt ai nấy nhễ nhại mồ hôi. Nhưng chỉ cần cứu kịp thóc là ai nấy cũng vui mừng. Lại ngồi thảnh thơi trong cơn mưa ăn nốt bữa cơm còn dang dở. 

Dẫu bữa cơm tạm ở lán chẳng có gì, nhưng những câu chuyện về mùa vụ đã xua đi tất cả. Chỉ có khi nào chạy thóc không kịp là nhìn mẹ buồn lắm. Trong đôi mắt của mẹ có sự hụt hẫng, có bao lo toan. Mẹ chỉ lo không có tiền nuôi chúng tôi ăn học, không có tiền chữa bệnh cho bố. Thóc vàng đẹp thế thôi mà dính một cơn mưa là xỉn màu, xấu mã, bán đi cũng mất giá. Có những năm mưa mùa thu kéo dài, không phơi lại được nắng nào, cả mấy bao thóc mọc mầm phải đổ cho gia súc ăn…

 Tuổi thơ tôi lớn lên như thế. Tiếc thương từng hạt gạo, từng giọt mồ hôi. Thương từng ước vọng của mẹ, trân quý từng hạt gạo bé nhỏ, mà trong tôi, đó chính là những hạt vàng.

Mây bay đỉnh núi - Ảnh Thắng Nguyễn
Mây bay đỉnh núi - Ảnh Thắng Nguyễn

Có lẽ cảm giác vui sướng nhất là khi thóc được phơi khô, đóng thành từng bao rồi gùi về bản. Những bao thóc khô được cẩn thận xếp gọn nơi góc nhà hoặc đổ vào bồ đựng thóc. Cả ngôi nhà thơm mùi lúa mới. Những bữa cơm mới dẻo thơm là công sức của bao người, bao ngày, mà vất vả nhất là bố mẹ tôi. Trước khi ăn những bữa cơm gạo mới, bố tôi thường làm lễ cúng cơm mới trước đó để tỏ lòng biết ơn thành kính đối với tổ tiên, trời đất và lại cầu mong một mùa mới mưa thuận gió hoà.

Hình ảnh gùi lúa, gùi thóc về bản, về nhà trong ráng chiều, nó là cái gì đó thật thiêng liêng, hùng vĩ. Những bước chân in dấu trên biên giới, đánh dấu chủ quyền lãnh thổ. Qua bao đời, người nông dân khơi nguồn mạch sống, chinh phục thiên nhiên, dung dưỡng con người cùng với những giá trị văn hoá ẩn chứa trong từng hạt gạo. 

Ở đây, có một nền văn hoá lúa nương, nhịp sống ấy tạo nên tính cách con người, tâm hồn con người xứ núi. Tạo nên cả vị đậm đà của những hạt gạo, chứa trong đó cả tinh hoa của của đất núi, cả sự trong lành, bao la của bầu trời đại ngàn, cả những nhọc nhằn lo toan của mẹ và đôi khi là những lần ướt mưa. Nhưng sự sống vẫn sinh sôi, cuộc sống ở xứ núi này vẫn muôn màu. Và tôi đi xa vẫn luôn muốn quay trở lại. Để mỗi lần đứng trước những khuôn ruộng bậc thang lại thấy sự kì vĩ, thấy sự khâm phục, thấy cả sự biết ơn về những giọt mồ hôi, những hạt gạo đã nuôi mình lớn.

"Từng bậc thang lên xuống như cung đàn" - Ảnh Thắng Nguyễn
"Từng bậc thang lên xuống như cung đàn" - Ảnh Thắng Nguyễn


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 15 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 15 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 15 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 15 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.