Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Một nhà có việc, cả làng cùng lo”

PV - 14:11, 19/06/2018

Gõ 1 hồi dài liên tục là báo hiệu có trộm cắp; gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có đánh nhau, gây mất trật tự công cộng; gõ 1 hồi dài sau đó gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn… Đó là mô hình “tiếng mõ an ninh” giữ gìn an ninh trật tự rất hiệu quả mà lại gắn kết cộng đồng của người dân xã biên giới La Dêê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Xã biên giới La Dêê những ngày hè không khí oi nóng khắp đầu thôn, cuối bản. Không khó để cảm nhận sự yên bình trên từng nóc nhà. Trên tay bồng đứa con khoảng 2 tuổi, chị Kring Loan, thôn Đắc Hà Lôi tỏ ra rất vui và hào hứng khi chúng tôi hỏi về “tiếng mõ an ninh”. Chị Loan kể: “Hơn một năm triển khai lắp mõ an ninh tại các thôn, nhiều vụ trộm cắp được phát hiện kịp thời. Có hôm tôi đang ở đằng sau nhà thì nghe tiếng mõ. Tôi vội vàng ra xem, thì ra có mấy người lạ giả vờ đi mua đồng nát để trộm đồ cổ, chống chiêng. Dân làng cùng nhau ùa ra nên đã bắt được trộm. Nhiều thanh niên trong xã hay uống rượu rồi gây rối trật tự, đánh nhau, dân làng cũng gõ mõ để kịp thời ngăn chặn những hành vi quá khích, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tình làng nghĩa xóm”.

Một buổi họp thôn tại xã La Dêê, về việc giữ gìn an ninh trật tự được người dân đóng góp ý kiến rất sôi nổi. Một buổi họp thôn tại xã La Dêê, về việc giữ gìn an ninh trật tự được người dân đóng góp ý kiến rất sôi nổi.

 

Cũng theo chị Loan, mõ được làm bằng gỗ, khoảng 5-6 phân, quy trình làm rất đơn giản. Tuy đơn giản nhưng lợi ích của “tiếng mõ” lại rất lớn. Không chỉ giữ gìn an ninh trật tự mà người dân gắn bó với nhau hơn, cộng đồng đoàn kết hơn.

La Dêê là xã vùng cao biên giới, có gần 400 hộ dân, trên 1.500 nhân khẩu, với gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo trên 48%. Đời sống của nhân dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Phương thức canh tác sản xuất còn lạc hậu. Tuy nhiên, chúng tôi có thể cảm nhận cuộc sống mới đang về trên mảnh đất này. Nhiều mái nhà khang trang hơn, đường bê tông đã và đang nối liền thôn xóm… Là xã biên giới, với sự hỗ trợ của các chiến sĩ Biên phòng nên người dân La Dêê rất quan tâm đến công tác giữ gìn an ninh trật tự.

Ông Trần Thanh Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã La Dêê cho biết: Từ tháng 5/2017, xã triển khai mô hình “tiếng mõ an ninh” nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Xã đã vận động đồng bào tham gia, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của từng người để kịp thời tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội. Cán bộ và nhân dân làm quen và xử lý một số tình huống về an ninh trật tự có thể xảy ra trên địa bàn. Các mõ an ninh được lắp tại các thôn. Đồng thời, xã vận động mỗi hộ gia đình phải làm một cái mõ an ninh, có thể bằng tre hoặc bằng gỗ. Việc xây dựng mô hình “tiếng mõ an ninh” được đưa vào tiêu chí bình xét danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa hằng năm.

Theo ông Vinh, từ khi triển khai mô hình đến nay, nhiều vụ gây gổ đánh nhau được ngăn chặn kịp thời, hay những vụ trộm cắp vặt cũng được ngăn chặn. Người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn an ninh.

Khắp bản làng La Dêê hôm nay, người dân đều đã quen thuộc với tiếng mõ. Họ nói vui với chúng tôi rằng từ khi có mõ là “một nhà có việc, cả làng cùng lo”. Khi có sự việc xảy ra, người dân sẽ gõ mõ báo hiệu cho thôn biết theo quy định ám hiệu. Gõ 1 hồi dài liên tục là báo hiệu có trộm cắp. Gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có đánh nhau, gây mất trật tự công cộng. Gõ 1 hồi dài sau đó gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn. Nhận được tiếng mõ báo hiệu, các hộ dân trong thôn đồng loạt gõ mõ theo tiếng mõ báo hiệu và tham gia hỗ trợ các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự của thôn để giải quyết các sự việc xảy ra. Điều quan trọng hơn là nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên nhân dân hiểu rõ khi tham gia bắt người vi phạm pháp luật không được đánh trọng thương các đối tượng.

Chia tay La Dêê, chúng tôi ấn tượng bởi cách người dân nơi đây giữ gìn an ninh trật tự, gắn bó cộng đồng. Trên những bản làng biên giới cần lắm những “mô hình nhỏ-ý nghĩa lớn” như thế để những vùng đất ấy luôn bình yên, làm phên dậu vững chắc nơi biên cương của Tổ quốc.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 6 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 6 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.