Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Máy tính về bản

Phạm Việt Thắng - 09:27, 30/01/2023

“Thế gian này tôi đã đi ngàn dặm, và còn nhiều hơn thế nữa cơ. Nhưng trưởng bản có máy in, máy tính quả là tôi chưa thấy bao giờ”. Tôi nhại bài thơ “Bốn đêm say”, để nói về sự ngạc nhiên của mình trước việc các trưởng bản ở xã Nhôn Mai (Tương Dương, Nghệ An) được dân sắm máy tính làm việc. Mấy ông trưởng bản khoái chí, vỗ đùi đen đét: Chi cũng có trong ni cả…

Một góc bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai (Tương Dương)
Một góc bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai (Tương Dương)

Bản mô cũng có máy tính

Tôi đem câu chuyện máy tính ở xã Nhôn Mai đi kể khắp nơi, thế mà có người vẫn không tin. Họ nại rằng, ngay giữa thành phố, nhiều ông khối trưởng còn chưa biết đến máy tính, làm chi có chuyện ở cái xã miền núi, nơi thâm sơn cùng cốc ấy mà Trưởng bản nào cũng được sắm máy tính, lại còn là máy tính xách tay.

Không sao cả, nói có sách, mách có… máy tính.

Thực ra, việc các Trưởng bản ở xã Nhôn Mai được sắm máy tính để làm việc không phải là chuyện mới, mà họ đã thực hiện từ 2, 3 năm nay rồi. Hồi đó, anh Lương Xuân Hiệp, một cán bộ trẻ của huyện Tương Dương được điều động về làm Chủ tịch xã. Với khát vọng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài việc “phổ cập” tin học cho cán bộ xã, anh Hiệp còn đưa ra ý tưởng trang bị máy tính cho các trưởng bản và Bí thư Chi bộ. Nhưng tiền đâu? “Tiền có chứ. Quan trọng là lòng dân có thuận không. Ở Nhôn Mai, mỗi bản đều có nguồn quỹ tương đối dồi dào, hàng chục triệu đồng mỗi năm, được trích từ quỹ bảo vệ rừng đầu nguồn”.

Sau ý tưởng đó của anh Lương Xuân Hiệp, 11/12 bản của xã Nhôn Mai đã họp dân và 100% bà con đồng tình mua máy tính để cán bộ của bản làm việc.

Trưởng bản Na Hỷ Lữ Văn Phòng tự tin: “Lúc đầu nói chuyện mua máy tính, mình lo lắm. Đã biết chi về tin học mô. Các anh trên xã cứ bảo, đơn giản lắm, dễ lắm, các anh hướng dẫn vài buổi là giỏi ngay mà. Cũng đúng thật, mình được tập huấn mấy buổi, rồi cứ cái gì không biết thì gọi điện hoặc mang máy lên xã, các anh ấy bày tiếp”.

Trưởng bản Có Hạ Lương Quang Vinh được coi là “sành điệu” về máy tính hơn cả
Trưởng bản Có Hạ Lương Quang Vinh được coi là “sành điệu” về máy tính hơn cả

Khác với Trưởng bản Phòng, Trưởng bản Có Hạ Lương Quang Vinh lại được coi là “sành điệu” nhất về máy tính. Ông Trưởng bản còn trẻ măng cười thật tươi rồi “bật mí”: “Hồi đi học ngoài huyện, thỉnh thoảng ta có vào quán net chơi Game, cũng biết sử dụng máy tính ít ít nên bây giờ không gặp khó khăn gì lớn lắm”.

Và ấn trượng nhất với tôi là câu chuyện của em Thu ở bản Na Hỷ. Thu còn trẻ nên ngôn ngữ của em cũng rất “công nghệ”. Em kể, việc mua máy tính cho Trưởng bản, lúc đầu không phải ai cũng ưng cái bụng đâu, nhất là những người già. Họ nói cần chi phải máy tính, việc của bản thì chỉ có vài trang sổ là xong. Ô, thế là mình phải rỉ tai họ rằng, bản rộng, người đông, mà sổ sách thì nhiều, từ khai sinh, chế độ của người dân đến cả khai tử nữa… Nếu có máy tính, chỉ cần nhấp con chuột thì mọi thông tin của bà con đều có cả, không phải mất công tìm hết sổ này đến sổ khác.

Ngoài ra, ông Trưởng bản chỉ cần viết vài dòng là bà con đọc được ngay trên điện thoại, không cần phải đợi cả buổi để chờ thông báo. Mua máy tính phục vụ bà con hơn, hay để tiền quỹ tổ chức uống rượu hơn. Họ nghe thích cái tai nên đã đồng tình rất cao, cả bản ta không có bất kỳ ý kiến nào phản đối.

Cán bộ xã làm thầy công nghệ

Ông Moong Văn Dần, Bí thư Chi bộ bản Na Lợt còn chưa hết ngại ngùng: “Ồ, hồi đầu học máy tính khó lắm. Chữ thì nó có sẵn trên bàn phím, nhưng dấu thì không biết nó trốn ở đâu. Thế là mỗi buổi sáng lại phải học thuộc như trẻ con vậy. Dấu huyền là chữ F, dấu hỏi là chữ R, chữ S là dấu sắc… Học mãi, học mãi thế là nó thuộc. Giờ thì khỏe re rồi. Ngày xưa dân đến hỏi chế độ gì thì phải tìm đỏ mắt trong đống sổ sách, giờ chỉ cần vào từng thư mục là ra hết, chi cũng có trong máy tính”.

Cũng là lời ông Dần, anh Lương Văn Thành, Phó Chủ tịch xã là thầy dạy máy tính cho mình. Anh ấy dạy ba buổi, sau đó có việc gì thì hỏi. Thỉnh thoảng anh ấy gọi điện kiểm tra, kể cả buổi đêm anh ấy cũng gọi hỏi. “Từ ngày có cái máy tính này, anh em cán bộ cũng đỡ rượu chè, họp xong là về ngay vì uống rượu thì sợ mất máy, say thì sợ ngã hỏng máy”, ông Dần cười rất thoải mái.

Tôi hỏi ông về quy trình mua máy tính? Ông thành thật: “Chi bộ họp xong, có nghị quyết rồi thì ra họp dân, nói rõ mục đích, ý nghĩa và nguồn kinh phí. Dân đồng tình cao, bản thành lập tổ khảo sát giá, về báo lại cho dân, bà con đồng tình thì mới mua. Bản mình mua máy Dell, giá là 8,8 triệu đồng chưa kể máy in.

- Có cả máy in, tôi ngạc nhiên?

Có chứ. Bản nào cũng sắm đầy đủ. Bây giờ không còn ai viết tay nữa đâu, văn bản thứ thì gửi qua Email, thứ thì in ra giấy, hiện đại lắm.

Phó Chủ tịch xã Nhôn Mai Lương Văn Thành trong một buổi hướng dẫn sử dụng máy tính nâng cao cho các trưởng bản
Phó Chủ tịch xã Nhôn Mai Lương Văn Thành trong một buổi hướng dẫn sử dụng máy tính nâng cao cho các trưởng bản

Khó khăn hơn các bản khác, bản Có Hạ không có nhiều tiền từ quỹ bảo vệ rừng đầu nguồn. Nhưng bà con lại làm rẫy cộng đồng, được bao nhiêu tiền của năm 2021, Nhân dân đồng tình dành mua máy tính hết cả. “Bây giờ ai cũng có điện thoại thông minh, nhiều chủ trương, chính sách, mình chỉ cần lên mạng thông báo là mọi người đọc được hết, không phải chạy xe cả buổi đi thông báo nữa. Vả lại, nhiều công văn của xã cũng không cần chờ văn thư đưa xuống mà được gửi qua mạng, tiện lợi lắm”, Trưởng bản Có Hạ Lương Quang Vinh cho biết.

Chính ông Lương Văn Thành, Phó Chủ tịch xã Nhôn Mai cũng ngạc nhiên trước thông tin của tôi, rằng chưa từng nghe ở đâu các Trưởng bản được sắm máy tính để làm việc. “Nhôn Mai là xã vùng sâu, vùng xa, nhưng lại về sớm nhất trong phổ cập tin học cho cán bộ thôn bản, hả anh”, trước câu hỏi hồn nhiên của vị Phó Chủ tịch xã, chúng tôi ai cũng tỏ ra hân hoan rồi cùng cười vang, xao động cả một góc trời Nhôn Mai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 5 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.