Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Long An: Tập trung sản xuất lúa chất lượng cao

Như Lan - 16:21, 07/12/2020

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và xuất khẩu, ngành Nông nghiệp Long An đã đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, hướng đến sản xuất sạch, thân thiện với môi trường. Theo đó, tỉnh tập trung phát triển giống lúa và vùng trồng lúa hàng hóa chất lượng cao (CLC), phấn đấu đạt từ 70 - 75% sản lượng lúa chất lượng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa chất lượng cao, góp phần tăng năng suất cây trồng trên cùng một diện tích.
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa chất lượng cao, góp phần tăng năng suất cây trồng trên cùng một diện tích.

Gắn sản xuất với tiêu thụ

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích lúa gieo sạ năm 2020 của tỉnh ước đạt 498.293ha, bằng 98,4% so với năm 2019. Diện tích thu hoạch ước đạt 498.293ha; năng suất cả năm ước đạt 56,2 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha so với năm 2019; sản lượng ước đạt 2.800.104 tấn, tăng 25.186 tấn, đạt 103,7% so với kế hoạch (2,7 triệu tấn). Trong đó, lúa CLC ước đạt trên 1,45 triệu tấn. Về cơ cấu giống, hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu gieo sạ các giống: Nếp IR 4625, Đài thơm 8, OM 4900, Nàng Hoa 9, IR 50404, OM 5451, OM18, RVT, ST24, ST25,...

Tân Hưng là một trong những địa phương có diện tích sản xuất lúa lớn của tỉnh. Thế nhưng, tình trạng “được mùa, rớt giá” vẫn là điệp khúc đối với nông dân. Những năm gần đây, xu thế thị trường ngày càng ưa chuộng các loại gạo có chất lượng cao. Vì vậy, chính quyền và người dân địa phương mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống lúa nhằm tìm một hướng đi mới mang lại hiệu quả bền vững hơn. Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng - Phan Văn Nỉ chia sẻ, địa phương xây dựng thành công cánh đồng lớn với diện tích gần 2.000ha, liên kết với doanh nghiệp thu mua. Cùng với đó, việc ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch đã góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động như hiện nay.

Tại huyện Vĩnh Hưng, từ năm 2017, UBND huyện đã chọn 6 xã: Khánh Hưng, Hưng Điền A, Vĩnh Trị, Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình và Thái Bình Trung xây dựng vùng lúa CLC, ứng dụng công nghệ cao. Để đạt hiệu quả theo kế hoạch đề ra, UBND huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đưa ra nhiều chính sách khuyến khích người dân tham gia vùng lúa ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, đến nay, huyện đã thực hiện được 5.473ha lúa CLC, trong đó triển khai 43 mô hình và 3 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Song song đó, huyện còn là “cầu nối” giúp người dân tìm đầu ra cho sản phẩm lúa CLC, tham gia xúc tiến thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện,...

Việc đưa các giống lúa mới vào gieo trồng giúp tăng năng suất, chất lượng và giá thành lúa
Việc đưa các giống lúa mới vào gieo trồng giúp tăng năng suất, chất lượng và giá thành lúa

Giám đốc HTX Nông nghiệp Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Hưng) - Nguyễn Thị Diệu Ngân cho biết: “Năm 2020, mặc dù không được tiếp tục hỗ trợ để thực hiện mô hình như những năm trước nhưng HTX vẫn tiếp tục tự thực hiện với quy mô 200ha. Nhìn chung, năng suất cao hơn ngoài mô hình khoảng 300kg/ha, chi phí sản xuất giảm bình quân 1 triệu đồng/ha, lúa được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường từ 100 - 200 đồng/kg, lợi nhuận bình quân cũng cao hơn những diện tích lân cận khoảng 2,5 triệu đồng/ha”.

Song song đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng tích cực quan tâm, triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm khuyến khích người dân sử dụng những giống lúa mới, giống lúa xác nhận CLC. Nhờ vậy, tỷ lệ sử dụng giống lúa CLC tăng dần theo từng năm, cụ thể, năm 2015 là 60% và hiện nay tăng lên trên 80%.

Quyết tâm hoàn thành kế hoạch

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thanh Truyền, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Long An tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về nông nghiệp sinh thái, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng nông sản; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Trạm bơm điện, trạm biến áp, nạo vét kênh, mương nội đồng,... Đồng thời, Sở nghiên cứu và bố trí lịch thời vụ hợp lý cho từng địa phương, phân tích cụ thể về cơ cấu giống cho nông dân, tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến từng hộ nông dân. Ngoài ra, Sở chủ động phối hợp các ngành liên quan để có giải pháp cụ thể, sẵn sàng ứng phó với hạn, mặn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quá trình phát triển vùng lúa CLC của tỉnh Long An vẫn tồn tại nhiều hạn chế như nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn yếu, nhất là giao thông đường bộ không bảo đảm cho vận chuyển lúa gạo của các doanh nghiệp, chủ yếu là vận chuyển bằng đường thủy, sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa còn gặp khó khăn, nhiều nông dân còn sản xuất nhỏ, lẻ, còn tâm lý e ngại tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX). Đầu ra của hàng hóa nông sản chưa ổn định. Giữa doanh nghiệp và nông dân chưa có chính sách hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau chia sẻ lợi nhuận và rủi ro để hợp tác làm ăn lâu dài,...

Các trạm bơm điện được đầu tư, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất.
Các trạm bơm điện được đầu tư, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất.

Để thực hiện vùng lúa CLC đạt kế hoạch, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Long An tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất của nông dân; xây dựng và củng cố, kiện toàn các tổ chức đại diện của nông dân như tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX tại từng cánh đồng nhằm liên kết hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả, bền vững; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng giá trị sản phẩm; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất bao gồm hệ thống kênh, đê bao lửng, trạm bơm điện, cống điều tiết, giao thông, điện; tiếp tục mời gọi thêm các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, vật tư nông nghiệp liên kết đầu tư đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân.

(Bài viết thuộc chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…
Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 14 phút trước
Sáng 31/10, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024. Tham dự có gần 250 thí sinh của 14 đội thi, đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

Tin tức - Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 16 phút trước
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Trong đó, có 25 thầy cô giáo là người DTTS.
Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Tin tức - Thanh Huyền - 17 phút trước
Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.
Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Chau Chanh Thay - 20 phút trước
Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn tổ chức trao quà cho hộ DTTS, hộ nghèo, hộ khó khăn tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Thời sự - Hoàng Quý - 21 phút trước
Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm tới vấn đề mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh đến học sinh, sinh viên đồng bào DTTS.
Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23 phút trước
Bé trai 7 tuổi ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) bị chó cắn, nhưng không được người nhà đưa đến bệnh viện chích ngừa ngay, mà đi chữa ở thầy lang. Hơn 1 tháng sau bé tử vong, vì dương tính với vi rút bệnh dại.
Tặng quà người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Tặng quà người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Trang địa phương - PV - 24 phút trước
Ngày 31/10, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức chương trình tặng quà tại huyện Ba Chẽ và huyện Bình Liêu.
Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024

Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 26 phút trước
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 28 phút trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày dành cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Sơn Động.
Đoàn công tác của Trung ương làm việc với tỉnh Nghệ An về công tác dân tộc trong tình hình mới

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với tỉnh Nghệ An về công tác dân tộc trong tình hình mới

Công tác Dân tộc - Việt Lê - An Yên - 29 phút trước
Chiều 31/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tham gia Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông; các vụ thuộc Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc.