Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lĩnh vực văn hóa-thể thao ở cơ sở: Lỗ hổng lớn trong công tác cán bộ

PV - 09:12, 09/04/2018

Cán bộ văn hóa-xã hội ở cấp xã là một trong 7 chức danh chuyên môn, nghiệp vụ được cơ cấu “cứng” trong bộ máy cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, tại một số địa phương miền núi vẫn còn tồn tại thực trạng người không có chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa vẫn phải kiêm nhiệm thêm công tác văn hóa.

Một số nơi có bố trí cán bộ phụ trách văn hóa nhưng chỉ theo diện hợp đồng, không ổn định, với mức phụ cấp bèo bọt không đủ sống. Thực trạng cán bộ văn hóa cơ sở chưa được đánh giá đúng tầm, chưa được “đội đúng mũ” là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả công tác văn hóa-xã hội ở cơ sở bị trì trệ, hiệu quả thấp.

“Cán bộ nào, phòng trào đó”

Xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời điểm năm 2011 trở về trước chỉ có duy nhất một cán bộ phụ trách mảng văn hóa-xã hội, đó là anh Vàng Chúng Lòng, dân tộc Mông, trình độ trung cấp nông nghiệp. Làm công tác chuyên trách về mảng lao động-thương binh-xã hội, kiêm thêm lĩnh vực văn hóa-thông tin cơ sở. Vì không có chuyên môn nên anh Lòng rất lúng túng và chịu nhiều áp lực khi triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn-xã.

Địa phương nào có cán bộ giỏi nơi đó có phong trào Văn hóa-Thể thao phát triển mạnh. (Trong ảnh: Các vận động viên dân tộc Chăm đua thuyền rồng tại huyện An Phú, An Giang). Địa phương nào có cán bộ giỏi nơi đó có phong trào Văn hóa-Thể thao phát triển mạnh.(Trong ảnh: Các vận động viên dân tộc Chăm đua thuyền rồng tại huyện An Phú, An Giang).

 

“Nỗi khổ” của anh Vàng Chúng Lòng chỉ được giải tỏa khi cuối năm 2011, xã Kan Hồ chính thức tuyển chọn được một cán bộ công chức trẻ-tốt nghiệp trung cấp văn hóa về phụ trách công tác văn hóa thông tin ở cơ sở, đó là em Hù Cố Chối, dân tộc Si La, cũng là người địa phương. Có thêm cán bộ chuyên trách văn-xã các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao, thông tin, tuyên truyền hay bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa… tại địa phương ngày càng được đẩy mạnh, phát triển, hiệu quả đi vào chiều sâu, chất lượng hơn.

Còn tại xã Ea Chà Rang (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có anh So Chăm Minh, dân tộc Chăm, là bộ đội xuất ngũ, được xã bố trí phụ trách công tác văn hóa-xã hội của xã. Do thiếu bằng cấp nên So Chăm Minh chỉ được làm hợp đồng với mức phụ cấp 1,2 triệu đồng/tháng. Nhà cách trụ sở làm việc khoảng 2km, ngày 4 lượt đi về, công việc phụ trách văn hóa phải đi nhiều xuống các thôn, buôn nên hằng tháng, anh So Chăm Minh chi tiền mua xăng xe đã mất một nửa số tiền phụ cấp. So Chăm Minh cho biết, thu nhập chính của gia đình anh chủ yếu là nuôi bò và trồng sắn mía, còn công việc ở xã thì chỉ “làm cho vui” chứ không thể trông chờ vào đó. Cũng vì tư tưởng “làm cho vui” nên So Chăm Minh cũng như nhiều cán bộ làm công tác văn-xã ở miền núi chỉ đi làm “bữa đực, bữa cái”, thích thì làm, không thích thì nghỉ. Hiệu quả công việc “được chăng hay chớ”…

Cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách

Thực trạng cán bộ, công chức ở cấp xã phải đội quá nhiều “mũ”, trong khi đó cán bộ chuyên trách văn hóa-xã hội lại chưa được “đội đúng mũ” ở một số địa phương miền núi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng èo uột, nghèo nàn về các phong trào, hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao tại cơ sở.

Cán bộ phụ trách văn hóa-xã hội là người tham mưu đắc lực cho chính quyền địa phương xây dựng các đề án, dự án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc tại địa phương. (Trong ảnh: Tiết mục múa của đồng bào Chăm –Ninh Thuận trong ngày Tết Ka tê). Cán bộ phụ trách văn hóa-xã hội là người tham mưu đắc lực cho chính quyền địa phương xây dựng các đề án, dự án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc tại địa phương. (Trong ảnh: Tiết mục múa của đồng bào Chăm –Ninh Thuận trong ngày Tết Ka tê).

 

Tại tỉnh Bình Phước, trong buổi làm việc của Ban Văn hóa-Xã hội (HĐND tỉnh) với UBND xã Tân Thành (thị xã Đồng Xoài) mới đây, ông Phạm Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã cho biết, xã Tân Thành có tất cả 13 cán bộ, công chức và cán bộ hoạt động không chuyên trách phụ trách công tác văn hóa-xã hội. Trong số này có 6 cán bộ thuộc diện hoạt động không chuyên trách (trong đó có cán bộ phụ trách văn hóa-xã hội) mức phụ cấp chỉ từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng/tháng. Với mức phụ cấp thấp như hiện nay, cán bộ không chuyên trách khó có thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hằng ngày để yên tâm công tác. Còn đối với một số cán bộ phải kiêm thêm nhiều lĩnh vực khác thì luôn trong tình trạng quá tải công việc.

Còn tại Quảng Bình, thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch năm 2016 cho thấy, toàn tỉnh có khoảng 200 cán bộ làm công tác văn hóa tại các xã, phường, thị trấn. Lực lượng này được đào tạo cơ bản: trên 70% tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành xã hội, cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chiếm 86%. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó vẫn chưa được đào tạo đúng chuyên ngành văn hóa, thiếu kinh nghiệm cũng như chưa am hiểu sâu về văn hóa địa phương, văn hóa các DTTS. Những khiếm khuyết này làm mờ nhạt vai trò tham mưu, hỗ trợ đắc lực của cán bộ chuyên trách văn hóa đối với chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa-xã hội, trong xây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và bảo tồn phát huy các di sản văn hóa tại địa phương…

Từ những hạn chế, bất cập trong công tác bố trí, quản lý, sử dụng cán bộ chuyên trách văn hóa-xã hội tại cấp xã ở một số địa phương, ông Nguyễn Đạo Toàn, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho rằng, việc cần làm ngay là ổn định, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở; tăng cường các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Đồng thời, mỗi địa phương cần phải linh động có giải pháp riêng để phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ này, từ việc thường xuyên có sự giao lưu, kết nối văn hóa văn nghệ với các địa phương khác cho đến hỗ trợ cán bộ văn hóa vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa nâng cao nghiệp vụ...

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.