Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm tốt công tác dân tộc; công tác dân vận vùng đồng bào DTTS: Nền tảng để giữ yên bản làng, phát triển kinh tế

PV - 09:25, 02/05/2018

Những năm qua, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đặc biệt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác dân tộc và công tác tôn giáo, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn ngày càng được nâng lên; quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Ông Chẩu Xuân Oanh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang cho biết, tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 48,2% dân số, dân tộc Tày chiếm 25,4%, dân tộc Dao chiếm 11,4%, dân tộc Sán Chay chiếm 8%, dân tộc Mông chiếm 2,2%,… Đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn hiện đã được nâng lên hơn trước, nhưng cơ bản vẫn còn rất khó khăn, nhất là dân cư sinh sống tại 54 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang tặng quà nạn nhân chất độc da cam huyện Lâm Bình Tết Mậu Tuất 2018. (Ảnh Tư liệu) Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang tặng quà nạn nhân chất độc da cam huyện Lâm Bình Tết Mậu Tuất 2018. (Ảnh Tư liệu)

 

Những năm qua, từ các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, bộ mặt nông thôn, miền núi vùng DTTS của tỉnh đã có những thay đổi tích cực. Đặc biệt, từ nguồn vốn Chương trình 135, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã được đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Chỉ tính năm 2017, tỉnh đã được bố trí 87,6 tỷ đồng từ Chương trình 135 để xây dựng hơn 200 công trình (40 công trình bổ sung vốn thiếu, 167 công trình xây mới). Ngoài ra, Chương trình cũng phân bổ hơn 1,3 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất;… Tổng nguồn vốn Chương trình 135 năm 2017 bố trí cho Tuyên Quang là hơn 117,7 tỷ đồng.

“Bên cạnh đó, nguồn vốn từ Chương trình 30a cũng giúp nhiều địa bàn nghèo của tỉnh. Năm 2018, tỉnh có thêm một huyện đưa vào danh sách các huyện nghèo giai đoạn 2018-2020, nâng tổng số huyện nghèo của tỉnh lên thành 2 đơn vị gồm Na Hang và Lâm Bình”, ông Oanh cho biết.

Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, các cấp, ngành, địa phương của Tuyên Quang cũng quan tâm nâng cao đời sống tinh thần của bà con. Bên cạnh việc tăng cường bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống thì Tuyên Quang cũng chú trọng chăm lo đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào các DTTS trên địa bàn.

Theo ông Lê Văn Quốc, Phó Trưởng ban Dân vận tỉnh Tuyên Quang, trên địa bàn có 3 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo và đạo Tin lành. Trong đó, toàn tỉnh có 14.377 người theo Phật giáo (94 phật tử là người DTTS); 25.976 người theo Công giáo (336 tín đồ là người DTTS); 8.137 tín đồ theo Tin lành, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.

“Hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, chưa xảy ra các vụ việc phức tạp, điểm nóng về an ninh trật tự. Đây là kết quả của việc tăng cường phối hợp giữa công tác tôn giáo và thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc”, ông Quốc cho biết.

Tuy nhiên, ông Quốc cũng chia sẻ hoạt động tôn giáo trên địa bàn vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động của một số hiện tượng tôn giáo mới (đạo lạ) như: Nhóm “Văn hóa tâm linh vô sản Hồ Chí Minh”, nhóm “Long Hoa Di Lặc”, nhóm “Giáo hội Lạc Hồng”, tổ chức Dương Văn Mình,… Đặc biệt, từ tháng 5/2016, trên địa bàn xuất hiện đạo lạ tự xưng là “Hội Thánh của Đức Chúa trời”; một số đối tượng đến TP. Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia.

Liên quan đến công tác tôn giáo trên địa bàn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang. Ông Lâm cho biết, Tuyên Quang luôn quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng của người dân, nhất là đồng bào DTTS. Đặc biệt, đối với những hiện tượng tôn giáo mới, các cấp ngành, địa phương đều thường xuyên nắm tình hình để vừa thực hiện tốt chủ trương tự do tín ngưỡng, vừa kịp thời tuyên truyền, vận động người dân không lầm đường lạc lối trước những “đạo lạ”.

“Để tuyên truyền, vận động người dân, Tuyên Quang thực hiện phương châm mưa dầm thấm lâu, làm thay đổi từ trong nhận thức của người dân để bà con tự hành động”, ông Lâm cho biết.

Dẫn trường hợp tổ chức Dương Văn Mình, ông Lâm chia sẻ, để vận động người dân không nghe theo những luận điệu sai trái, chính quyền các địa phương có tổ chức này hoạt động đã thực hiện giải pháp “4 cùng” với bà con: “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”. Phát huy vai trò của các bản quy ước, hương ước thôn bản, cán bộ “4 cùng” sẽ tuyên truyền để bà con tự nhận ra những hoạt động của tổ chức Dương Văn Mình không có trong quy ước, hương ước để không nghe theo, làm theo.

Được biết, toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 617 hộ/3.525 khẩu đồng bào dân tộc Mông (chiếm 18% dân số là dân tộc Mông toàn tỉnh) theo tổ chức Dương Văn Mình. Bằng nhiều giải pháp, nhất là thực hiện phương châm từ nhận thức đúng để hành động đúng, trên địa bàn chưa xảy ra các vụ việc phức tạp lớn, điểm nóng về an ninh trật tự. Cùng với việc thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đang ngày càng đổi thay tích cực, cả trên phương diện kinh tế-xã hội lẫn quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội.

SỸ HÀO - HOÀNG THANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 2 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 5 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 6 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.