Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm rõ ưu, nhược điểm từng phương án tên gọi Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước

PV - 18:00, 18/08/2023

Cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần làm rõ ưu, nhược điểm của từng phương án tên gọi của luật (giữ nguyên là Luật Căn cước công dân và đổi tên thành Luật Căn cước) để bảo đảm khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận chiều 18/8. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận chiều 18/8. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 18/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, qua ý kiến của các đại biểu Quốc hội và quá trình nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, còn có hai loại ý kiến khác nhau về tên gọi của dự thảo Luật.

Loại ý kiến thứ nhất đồng tình với phương án đổi tên luật thành Luật Căn cước để phù hợp với việc bổ sung đối tượng áp dụng của luật là người gốc Việt Nam. Theo đó, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận.

Trong số này có những người có trình độ cao, muốn cống hiến cho đất nước, nhưng vướng về giấy tờ tùy thân. Số còn lại phần lớn là những người yếu thế, dễ bị tổn thương, qua nhiều thế hệ không được cấp giấy tờ tùy thân và gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền cơ bản của con người.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Thực tiễn hiện nay, các cơ quan quản lý không có giấy tờ, dữ liệu quản lý đối tượng này nên gặp khó khăn trong quản lý, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự và dễ bị một số tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng vấn đề về nhân quyền để gây rối, gây mất trật tự an toàn xã hội, chống phá chính quyền.

Vì vậy, dự thảo Luật bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng người gốc Việt Nam và quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho họ là cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, tên gọi Căn cước công dân không phù hợp với những người đang chấp hành hình phạt tù, bởi họ đã bị tước một số quyền công dân trong thời gian chấp hành án và bị hạn chế một số quyền trong giao dịch hành chính, dân sự… Do đó, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là cần thiết và phù hợp với việc bổ sung đối tượng áp dụng của luật.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định việc quản lý và cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam như Chính phủ trình là cần thiết, tuy nhiên đối tượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 31.000 người), không phải là đối tượng áp dụng chủ yếu trong Luật.

Việc sử dụng tên gọi Căn cước công dân vẫn phù hợp đối với người đang chấp hành hình phạt tù, vì họ vẫn là công dân và chỉ bị hạn chế một số quyền công dân, nên việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là chưa phù hợp.

Ông Lê Tấn Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Ban soạn thảo nhất trí với loại ý kiến thứ nhất và thấy rằng, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ hiện vẫn còn 2 ý kiến khác nhau về tên của dự án Luật; đề nghị trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cơ quan cần làm rõ những ưu, nhược điểm của từng phương án (thay đổi tên luật và không thay đổi tên luật) để bảo đảm khách quan.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, dù chọn phương án nào cũng nên có một loại giấy tờ để cấp cho người gốc Việt Nam. Đồng thời, trong dự án luật cũng nên làm rõ thế nào là người gốc Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Tham gia ý kiến thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đồng tình với việc bổ sung người gốc Việt Nam vào đối tượng áp dụng của luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nhất là bảo vệ các quyền liên quan đến các giao dịch dân sự, hành chính, bảo vệ tài sản.

Bà Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, theo báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đây là vấn đề có tính chất lịch sử, tồn tại đã lâu do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh, di cư. Người gốc Việt Nam cũng là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận.

Phần đông những người này là những đối tượng đặc thù, yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, cần được quan tâm, bảo vệ. Do vậy, việc cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là cần thiết, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Về tên dự án Luật là Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước, bà Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh điều quan trọng là cần thiết kế các quy định đối với nhóm người gốc Việt Nam trong dự án Luật này như thế nào để đáp ứng được các mục tiêu kỳ vọng và hài hòa với tên gọi của Luật.

Về thu thập, khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đồng tình khi dự thảo Luật có sự phân loại những thông tin bắt buộc thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, những thông tin thu thập khai thác tối đa khi công dân tự nguyện cung cấp để tránh việc thu thập quá nhiều thông tin chưa sử dụng tới, gây lãng phí. Thậm chí, nếu quản lý chưa tốt còn có thể lộ lọt thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị cũng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động đầy đủ các thông tin cần thu thập để vừa bảo đảm quyền riêng tư của công dân, người gốc Việt Nam, vừa giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân, thực hiện hiệu quả việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu để có những quy định chặt chẽ về việc chia sẻ, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước, bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.

Do đây là dự án Luật thu hút nhiều quan tâm của đại biểu Quốc hội và người dân, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội kiến nghị từ nay đến Kỳ họp thứ 6, Chính phủ quan tâm công tác truyền thông, giới thiệu để xã hội, người dân thấu hiểu các quy định mới của dự án Luật, cũng như mục đích, ý nghĩa của các quy định đang còn nhiều ý kiến khác nhau, để tạo sự đồng thuận cao khi luật ban hành và có hiệu lực thi hành.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.