Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lâm Bình (Tuyên Quang): Đưa du lịch thành mũi nhọn kinh tế

Nghĩa Hiệp - 11:03, 21/10/2020

Những năm qua, du lịch huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã và đang thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Với nhiều cảnh đẹp về thiên nhiên cùng bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà, đã tạo nên những lợi thế để huyện Lâm Bình phát triển kinh tế từ khai thác du lịch.

Thầy mo làm lễ để truyền sức mạnh cho những người đàn ông tham gia nhảy lửa.
Thầy mo làm lễ để truyền sức mạnh cho những người đàn ông tham gia nhảy lửa.

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống

Lâm Bình vừa là huyện có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, vừa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các DTTS trong vùng. Song song với phát triển du lịch sinh thái, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn đã được chính quyền và Nhân dân quan tâm. Các làn điệu dân ca, dân vũ được gìn giữ và khôi phục thông qua việc thành lập các đội văn nghệ, các CLB hát then, hát cọi, hát páo dung, múa khèn… Các sản phẩm du lịch từng bước được đầu tư đa dạng, phong phú, các dịch vụ phục vụ cũng được chuyên nghiệp hóa, từ đó đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách.

Năm 2016, huyện Lâm Bình bắt tay vào triển khai thực hiện thí điểm mô hình du lịch cộng đồng tại 4 điểm, với 15 hộ dân tham gia. Theo đó, các tổ công tác được thành lập. Các thành viên của tổ được phân công nhiệm vụ phụ trách từng hộ, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ các hộ thực hiện việc xây dựng mô hình du lịch; tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên. Đặc biệt, với mô hình xây dựng làng văn hóa gắn với du lịch tại thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm; thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can và phục dựng, bảo tồn văn hóa truyền thống, nghi lễ, nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn đã thu hút khách du lịch đến với Lâm Bình ngày một đông.

Phát triển du lịch thành mũi nhọn kinh tế

Kể từ khi Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn được phục dựng và đưa vào khai thác du lịch, cuộc sống của người dân Pà Thẻn cũng được thay đổi. Không chỉ những người nhảy lửa có thêm thu nhập, người dân cũng có thể bán nông sản trong lễ hội, làm các món ăn đặc sắc của đồng bào dân tộc để phục vụ du khách.

Theo báo cáo về hoạt động du lịch từ năm 2016 đến nay, lượng du khách đến với huyện Lâm Bình ngày một tăng. Năm 2016 là 13.500 lượt du khách, năm 2017 là 35.000 lượt, đến năm 2019 có trên 90.000 lượt du khách.

Phát huy những kết quả đạt được, từ đầu năm 2020, huyện Lâm Bình tiếp tục đẩy mạnh việc phát huy giá trị của các lễ hội văn hóa vào khai thác du lịch. Theo đó, đã có hơn 200 công ty du lịch, lữ hành liên kết, xây dựng các sản phẩm du lịch tại huyện Lâm Bình.

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Hiện, đã có thêm 8 hộ, 1 hợp tác xã đăng ký cung cấp dịch vụ du lịch Homestay, nâng tổng số hộ tham gia dịch vụ du lịch toàn huyện lên 24 hộ. Điển hình như khu du lịch thôn Nặm Đíp, mỗi tháng thu hút 200 - 300 lượt du khách đến tham quan.

“Lâm Bình đang xác định cơ cấu kinh tế chuyển dịch thành du lịch - nông nghiệp và hạ tầng thay vì phát triển hạ tầng - nông nghiệp - du lịch như trước đây. Sự thay đổi này sẽ hoàn thành mục tiêu đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Trong đó, bản sắc văn hóa cộng đồng là một trong những yếu tố then chốt để thu hút, phát triển du lịch”, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình Nguyễn Văn Dưng nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Du lịch đêm được kì vọng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng bá văn hóa và nền ẩm thực đặc trưng, thu hút du khách đến với vùng DTTS và miền núi. Song để làm được điều này, ngoài việc tạo ra được sản phẩm đặc sắc, cũng cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy việc khai thác tiềm năng du lịch đêm.
Tin nổi bật trang chủ
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Du lịch đêm được kì vọng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng bá văn hóa và nền ẩm thực đặc trưng, thu hút du khách đến với vùng DTTS và miền núi. Song để làm được điều này, ngoài việc tạo ra được sản phẩm đặc sắc, cũng cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy việc khai thác tiềm năng du lịch đêm.
Những Người có uy tín làm giàu không chỉ cho mình

Những Người có uy tín làm giàu không chỉ cho mình

Người có uy tín - Văn Hoa - 3 giờ trước
Trong vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, họ là những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương. Nhờ đó đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình, là điểm tựa giúp đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững.
Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Kinh tế - Minh Nhật - 3 giờ trước
Là năm thứ 3 liên tiếp, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) tổ chức ngày hội nông nghiệp độc đáo này, ngày hội được tổ chức tại vùng sản xuất lúa rươi hữu cơ thôn An Định xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ sáng ngày 12/6, với chủ đề "Ngày hội lúa rươi hữu cơ năm 2024".
Nhìn từ kết quả khảo sát mức sống dân cư: “Vùng trũng” về thu nhập (Bài 1)

Nhìn từ kết quả khảo sát mức sống dân cư: “Vùng trũng” về thu nhập (Bài 1)

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 3 giờ trước
Là một cuộc điều tra mẫu, việc khảo sát mức sống dân cư được thực hiện nhằm thu thập thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo, giám sát và đánh giá một số chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả khảo sát mức sống dân cư cho thấy, nhiều chỉ số về kinh tế - xã hội ở vùng DTTS vẫn cần tiếp tục được cải thiện từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Mùa dâu da rừng

Mùa dâu da rừng

Du lịch - Thùy Giang - 4 giờ trước
Khi những cơn mưa nắng bất chợt dường như làm cho những trái dâu da rừng chín nhanh hơn. Mới ngày nào, những chùm quả còn xanh non mà chỉ vài ngày mưa không đi rừng, đã thấy chuyển sang trắng hồng như má sơn nữ son trẻ...
Tin trong ngày - 12/6/2024

Tin trong ngày - 12/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Chung tay hành động vì cam kết của chúng ta: Chấm dứt lao động trẻ em . Bảo tồn nghề thủ công truyền thống đồng bào Khmer ở Trà Vinh. Nữ hộ sinh 18 năm tận tâm gắn bó với công tác y tế vùng cao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
2 người tử vong do viêm màng não mô cầu, Bắc Kạn lên phương án đối phó

2 người tử vong do viêm màng não mô cầu, Bắc Kạn lên phương án đối phó

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sở Y tế Bắc Kạn đã tiến hành họp khẩn bàn giải pháp chống bệnh viêm màng não mô cầu.
Bình Phước mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Bình Phước mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Tin tức - Minh Thu - 4 giờ trước
Ngày 13/6, Cục Hải quan, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng phối hợp UBND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2024.
Gia Lai: Công nhận 35 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Gia Lai: Công nhận 35 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa công nhận 35 sản phẩm/bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2024 thuộc nhóm sản phẩm chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm và nhóm sản phẩm khác.
Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu tại Đông Á

Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu tại Đông Á

Tin tức - T.H - 4 giờ trước
Việt Nam vừa được tạp chí du lịch The Travel (Canada) đề xuất là một trong 10 điểm đến hàng đầu nhất định phải ghé thăm ở khu vực Đông Á.
Ông Chảo Duần Liềm gần 30 năm dạy chữ Nôm Dao

Ông Chảo Duần Liềm gần 30 năm dạy chữ Nôm Dao

Gương sáng giữa cộng đồng - Phạm Thúy - A Pìn - 4 giờ trước
Ở thôn Thành Sơn, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ông Chảo Duần Liềm, sinh năm 1970, dân tộc Dao được biết đến là Người có uy tín nắm giữ nhiều tri thức dân gian của dân tộc Dao. Không chỉ có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, ông Chảo Duần Liềm còn là người trao truyền những tri thức dân gian cho con em người Dao.