Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Gìn giữ văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc Si La

Minh Thu - 08:26, 27/12/2023

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là triển khai Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), những nét văn hoá truyền thống độc đáo của người Si La tại Lai Châu đã và đang được bảo tồn hiệu quả, góp phần tạo nên bức tranh văn hoá đa sắc màu trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc.

Trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Si La
Trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Si La

Si La là một trong 16 dân tộc rất ít người (dưới 10.000 người), sinh sống tập trung tại 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Trong đó nhiều nhất là tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Người Si La có tín ngưỡng và các lễ hội song hành cùng nhau, mang tính cộng đồng, tạo nên sắc thái độc đáo và phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc và ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc. Trong tín ngưỡng văn hóa của người Si La, không thể không nhắc đến các tập tục như: Thờ cúng tổ tiên, Tết năm mới, Lễ cơm mới, Lễ bìa khớ (cúng bản), Lễ cá si ta (gieo hạt tượng trưng)… Trong đó, Lễ cúng bản là lễ cúng quan trọng nhất trong năm, được đồng bào tổ chức trước các vụ sản xuất để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng xanh tốt; mong cả bản không ốm đau, bệnh tật, lợn gà không bị thú rừng bắt trong năm…

Cũng như các dân tộc khác, trang phục của người phụ nữ Si La cũng mang nét đẹp riêng và nổi bật. Đồng bào trồng cây bông vải lấy sợi se thành chỉ rồi nhuộm theo cách truyền thống để tạo sắc màu tự nhiên, sau đó, dệt nên những bộ trang phục của mình. Nhằm tô thêm vẻ đẹp cho váy, áo, các thiếu nữ Si La sử dụng những chuỗi hạt cườm nhiều màu sắc, vòng trang sức gắn bạc, đồng... thân áo, váy và ống tay áo trang trí hoa văn theo bố cục hình học.

Trước kia, người Si La quen sống du canh, du cư, cuộc sống cách biệt với bên ngoài. Đồng bào sống phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên và nương rẫy, sản xuất tự cung tự cấp. Điều kiện sống khó khăn, không được hưởng thụ các dịch vụ y tế, xã hội, cộng với hủ tục xưa cũ khiến đồng bào Si La nằm trong nguy cơ cao về suy thoái giống nòi. Bên cạnh đó, người Si La không có chữ viết riêng nên việc lưu truyền kho tàng văn học dân gian của dân tộc chủ yếu là truyền miệng qua các thế hệ.

Văn nghệ trong Lễ Mừng cơm mới của đồng bào Si La
Văn nghệ trong Lễ Mừng cơm mới của đồng bào Si La

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đồng bào Si La từng bước phát triển kinh tế, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, phát huy và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Theo đó, để bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc, tỉnh Lai Châu đã phân bổ 72,8 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp và gần 140 tỷ đồng từ nguồn đầu tư công trung hạn cho lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, lồng ghép nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I: 2021- 2025, tỉnh đã huy động được 57,5 tỷ đồng để đầu tư, phát triển cho lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Từ nguồn vốn hỗ trợ, Lai Châu đã chú trọng triển khai hiệu quả các CLB bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong trường học, 100% các nhà trường duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng không gian văn hóa các dân tộc tiêu biểu, 45 trường học thành lập các CLB bảo tồn văn hoá các dân tộc.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lai Châu đã tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể dân tộc Si La như phục dựng các loại hình văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền; biên soạn, dịch thuật, phân loại lưu giữ ngữ văn truyền miệng, tri thức dân gian; hỗ trợ kinh phí để đồng bào Si La tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Qua đó, góp phần để cộng đồng người Si La phát huy vai trò chủ thể, là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với tiến trình phát triển trong xã hội hiện đại.

Cùng với đó, Lai Châu cũng tổ chức hàng chục lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc; phục dựng, bảo tồn 16 lễ hội tiêu biểu của các dân tộc và duy trì thường niên 40 lễ hội hằng năm, trong đó có Lễ mừng cơm mới của người Si La…

 Nghệ nhân cao niên truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ người Si La
Nghệ nhân cao niên truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ người Si La

Huyện Mường Tè hiện có gần 130 hộ với hơn 550 nhân khẩu người dân tộc Si La sinh sống tập trung ở các bản Seo Hai, Sì Thâu Chải của xã Can Hồ. Trong thời gian qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Can Hồ đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, khôi phục lễ hội của người Si La, nhờ đó người Si La đã nâng cao ý thức gìn giữ các nét đặc sắc trong văn hoá của dân tộc mình. Hiện nay, xã Can Hồ đang tập trung phục hồi và bảo tồn những điệu múa, những bài dân ca của dân tộc Si La bằng việc duy trì tập luyện tại các đội văn nghệ của xã.

Chị Hù Cố De, dân tộc Si La ở xã Can Hồ cho biết: “Được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư hỗ trợ, bà con Nhân dân chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Mọi người bảo ban cùng nhau cố gắng phát triển. Chúng tôi đang cố gắng truyền lại những bài múa, điệu hát của người xưa cho thế hệ con cháu”.

Thời gian tới, để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Si La, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Mường Tè tổ chức trình diễn, tái hiện nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian dân tộc Si La tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè. Đây là dịp để các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ quần chúng dân tộc Si La gặp gỡ, giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm, cùng nhau thể hiện những lời ca, tiếng hát, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời, giúp bà con nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 8 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 8 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.