Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Điểm nhấn thu hút du khách từ “sắc màu” dân tộc riêng biệt, độc đáo và khác lạ

Nhật Minh - 05:59, 13/12/2023

Dân ca, dân vũ là các loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong đời sống lao động, sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng các DTTS. Để bảo tồn phát huy những giá trị đặc sắc này, tỉnh Lai Châu đã định hướng và ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề phù hợp trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế nhằm biến di sản thành tài sản, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, cải thiện đời sống của các chủ thể sở hữu di sản.

Biên đạo múa Mào Thị Đức hướng dẫn tại lớp truyền dậy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn
Biên đạo múa Mào Thị Đức hướng dẫn tại lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn

Bảo tồn giá trị truyền thống dân ca, dân vũ

Cùng với ban hành Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, thì Lai Châu còn triển khai đồng bộ các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình Giảm nghèo bền vững... đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương, vùng miền. 

Lai Châu cũng xác định việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có dân, ca dân vũ luôn là điểm nhấn được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả. Qua đó, không chỉ nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Trò chuyện với chị Mào Thị Đức, biên đạo múa thuộc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh nhân dịp chị có buổi hướng dẫn lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, được chị cho biết: Để Đội văn nghệ các xã, bản trên địa bàn có những tiết mục hay, độc đáo, mạng đậm bản sắc của từng dân tộc thì chúng tôi, những biên đạo múa thường xuyên đến từng xã bản vùng sâu, khu vực biên giới, vùng đồng bào DTTS như: Thu Lũm, Mù Cả (Mường Tè); Sì Lở Lầu, Vàng Ma Chải (Phong Thổ)... để hướng dẫn các Đội văn nghệ từng động tác, dáng múa, chất liệu âm nhạc... Nhờ đó, giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc thông qua các bài dân ca, dân vũ, dân nhạc được quan tâm bảo tồn phát huy và trở thành nét đẹp trong các dịp lễ, tết, hội....

Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, tại tỉnh Hòa Bình
Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, tại tỉnh Hòa Bình

Với tinh thần khơi dậy, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự phát triển, bằng nhiều hình thức cách làm khác nhau; đến nay phong trào văn hoá văn nghệ trong quần chúng Nhân dân không ngừng phát triển, người dân chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ. 

Hiện nay, toàn tỉnh Lai Châu có 975 đội văn nghệ xã, bản hoạt động thường xuyên, hiệu quả. 100% các trường học duy trì, phát triển các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; 45/45 trường học thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên “Câu lạc bộ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc”.

 Bên cạnh đó Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh còn thành lập mới các Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ dân gian dân tộc Lào, Mảng, Giáy; Duy trì hoạt động 12 Câu lạc bộ bảo tồn dân vũ, dân ca giao duyên, đàn tính, trò chơi dân gian và hát đồng dao dân tộc Thái, Lự...

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Hiện thực hóa các Nghị quyết, đề án của Trung ương và của tỉnh vào cuộc sống, thời gian qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 22 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian; hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động trên 20 CLB bảo tồn văn hoá các dân tộc. 

Triển khai thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; thực hành, trình diễn, bảo tồn 07 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và đại diện của nhân loại; gắn hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc với các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn. 

Cụ thể, Sở đã tham mưu cho tỉnh có kế hoạch phát triển dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng các cấp, các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch như: Hội diễn Nghệ thuật quần chúng các xã biên giới, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các DTTS, Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người… 

Các bài dân ca, dân vũ dân tộc Giáy trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng được quan tâm bảo tồn phát huy
Các bài dân ca, dân vũ dân tộc Giáy trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng được quan tâm bảo tồn phát huy

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với phương châm lấy bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc để phát triển du lịch bền vững, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từ đó nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho du lịch của tỉnh, nên thời gian qua các giá trị dân ca, dân vũ của các dân tộc nói chung và đặc biệt là 11 điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh nói riêng, đã khai thác phát huy hiệu quả.

 Bên cạnh đó, người dân đã chủ động đầu tư xây dựng các homestay, thành lập các đội biểu diễn văn nghệ, cung ứng sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, thổ cẩm, dịch vụ ẩm thực… phục vụ du khách.

Không chỉ say sưa chụp lấy những khuôn hình đẹp, mà còn Livestream trực tiếp những bài hát, điệu múa của Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ biểu diễn ngay tại sân nhà Trưởng bản Vàng A Chỉnh, chị Nguyễn Thị Hồng Thanh Giám đốc Công ty CP Liên minh du lịch Toàn Cầu (Global travel) cho hay: Chúng tôi thấy những bài hát, điệu múa tối nay rất hay, độc đáo và khác lạ so với các vùng miền mà tôi đã đi qua. Nó đẹp không chỉ bởi sự rực rỡ sắc màu hoa văn thổ cẩm của những bộ trang phục, những tiếng khèn, tiếng sáo véo von, mà cả những nụ cười của các chàng trai cô gái trong Đội văn nghệ cũng rất tự nhiên, mộc mạc như chính núi rừng nơi đây vậy... Tất cả những điều đó đã tạo cho chúng tôi cảm giác hưng phấn trong chuyến đi này... .

Các tiết mục dân ca, dân vũ luôn là một phần không thể thiếu trong các trong các sự kiện cũng như sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại Lai Châu
Các tiết mục dân ca, dân vũ luôn là một phần không thể thiếu trong các sự kiện cũng như sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại Lai Châu

Đồng tình với ý kiến của chị Thanh, anh Nguyễn Đạo Dũng, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cũng nhìn nhận: “Điều hấp dẫn du khách chính là những “sắc màu” riêng biệt, độc đáo và khác lạ của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, và điểm du lịch bản Sin Suối Hồ đã làm rất tốt điều này."

Anh Dũng cũng chia sẻ, nhờ đó bản đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận là sản phẩm du lịch đạt sản phẩm OCOP 4-5 sao trong năm 2023. Đặc biệt bản đạt “Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3” do khối ASEAN vinh danh tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2023 tại Indonesia.

Từ việc phát huy giá trị của dân ca, dân vũ nên lượng khách du lịch đến Lai Châu đều tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2021- 2023, tổng lượt khách ước đạt gần 2 triệu lượt người, đạt 55,4% kế hoạch; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 39,6%/năm cao hơn mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra là 19,6%. 

Năm 2023, toàn tỉnh ước đón 1.045.000 lượt khách, tăng 37,1% so với năm 2022, đạt 127,4% so với kế hoạch năm 2023; doanh thu ước đạt 784,3 tỷ đồng, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Để phát huy giá trị dân ca, dân vũ của đồng bào các DTTS, thời gian tới Lai Châu tiếp tục xây dựng các tour, tuyến gắn với hoạt động của đội văn nghệ tại các điểm du lịch cộng đồng, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân “Biến di sản thành tài sản”. Đồng thời, lan tỏa sâu rộng các giá trị văn hóa phong phú, độc đáo, nổi bật của các tộc người nơi biên cương tổ quốc, góp phần xây dựng một nền du lịch bền vững và đậm đà bản sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 6 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 6 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.