Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Ngày càng thu hẹp

PV - 14:43, 25/01/2018

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005 và trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2009.

Tiếng chiêng-lời thiêng

Tháng Ba -mùa con ong đi lấy mật, mùa lễ hội của Tây Nguyên. Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) theo đó cũng trở nên rộn rã, trầm hùng bởi âm hưởng cồng chiêng vang lên gọi mùa lễ hội.

Già làng Ay Lê, dân tộc Ê-đê đến từ buôn Akô Dhông, TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cho biết: Mỗi khi tiếng chiêng vang lên cũng là lúc con người đã khuấy động vào thế giới của các thần (Yang) và linh hồn tổ tiên (Atâu) của dân tộc mình.

Tiếng cồng chiêng của mỗi dân tộc, thậm chí mỗi nhóm địa phương, mỗi buôn làng có ngôn ngữ riêng. Nghe âm thanh vang lên từ loại cồng chiêng nào, bài chiêng nào là dân làng, các cộng đồng láng giềng đều hiểu có việc gì đang diễn ra ở nơi tiếng chiêng đang vang lên.

Tiếng chiêng chỉ thực sự có ý nghĩa khi được vang lên trong không gian đặc trưng của nó. Tiếng chiêng chỉ thực sự có ý nghĩa khi được vang lên trong không gian đặc trưng của nó.

 

Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, cồng chiêng có môi trường tâm linh của nó. Tiếng chiêng chỉ vang lên khi có một nghi lễ cụ thể. Nghi lễ ấy gắn với quá trình sinh- tử của một con người (ở gia đình), gieo- thu của một mùa vụ (ở nhà kho, trên nương rẫy), với bến nước (khi cúng bến nước), với nhà rông (khi đón năm mới, mừng chiến thắng, tạ ơn…), với nhà mồ (tang ma, bỏ mả)…

Trong môi trường ấy, cồng chiêng là một linh khí, âm thanh của cồng chiêng như khói hương trong nghi lễ giúp con người giao tiếp với thần linh và thế giới tổ tiên.

Nguy cơ mai một

Do tính chất thiêng liêng đặc thù của “ngôn ngữ” cồng chiêng Tây Nguyên nên di sản văn hóa này chỉ thực sự “tỏa sáng” khi đặt trong không gian, môi trường tâm linh truyền thống thực sự của nó. Tuy nhiên, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang ngày càng bị thu hẹp và mai một dần.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Vân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai cho rằng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa rẫy sang các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao… đã dẫn đến sự suy giảm những sinh hoạt cồng chiêng gắn với hoạt động sản xuất truyền thống. Không gian buôn làng, khu nhà mồ, bến nước..., là không gian văn hóa cồng chiêng đã bị thu hẹp hoặc thay thế bằng nhà xây kiên cố, giếng khoan. Đời sống và sinh hoạt hiện đại làm thay đổi nhận thức về tính thiêng và tính cộng đồng của văn hóa cồng chiêng. Nhiều hộ gia đình đã bán đi những bộ chiêng, ché, kpan quý.

Bên cạnh đó, tình trạng di cư ồ ạt các lớp cư dân mới vào Tây Nguyên làm thu hẹp dần các làng Bahnar, Jrai, Ê-đê cổ truyền. Những điều kiện “cần” trong một không gian để văn hóa cồng chiêng “sống” đúng nghĩa như: canh tác lúa rẫy, bến nước, nhà rông, nhà mồ... cứ khuyết dần.

Già làng dân tộc Mnông diễn tấu chiêng tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam. Già làng dân tộc Mnông diễn tấu chiêng tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.

 

Phong trào cải tiến cồng chiêng làm cho cồng chiêng được sử dụng phổ biến hơn, người ta có thể dùng chiêng cải tiến để đánh những ca khúc hiện đại, tiếng chiêng có thể vang lên ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào… nhưng nó đã không còn là âm thanh được phát đi từ môi trường linh thiêng tồn tại đã bao đời.

Đẩy mạnh các giải pháp bảo tồn

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, khoảng 10 năm trở lại đây, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông đã phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xây dựng các đề án, dự án bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng của địa phương mình. Các đề án, dự án tập trung vào việc khôi phục các lễ hội của dân tộc, tổ chức truyền dạy cồng chiêng, thành lập các Câu lạc bộ, đội văn hóa các cấp, cũng như khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn.

Theo đó, các kỳ Festival quốc tế Cồng chiêng, Lễ hội Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở cấp khu vực và cấp tỉnh đã được tổ chức định kỳ hàng năm tại các tỉnh Tây Nguyên. Tỉnh Đăk Lăk cũng được Bộ VHTT&DL chỉ đạo xây dựng Đề án tổng thể Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng toàn vùng Tây Nguyên để trình Bộ phê duyệt trong thời gian tới.

Ngoài ra, hàng năm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm trình diễn, giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đây là những giải pháp cấp thiết trước mắt để bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, về lâu dài, công tác bảo tồn “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” này còn gặp không ít khó khăn, thách thức khi xu hướng làng nông thôn mới với những ngôi nhà bê tông đang “lấn lướt” làng cổ, nhà cổ.

Những khu nhà mồ, bến nước, rẫy lúa… đang mất dần. Lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên đang được các địa phương tái hiện, phục dựng lại, tuy nhiên vẫn nặng về sân khấu hóa và mang tính biểu trưng chứ không được nguyên bản như cổ truyền.

Do đó, làm thế nào để bảo tồn nguyên vẹn “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” vẫn là một bài toán khó đối với các nhà quản lý văn hóa ở cả Trung ương lẫn địa phương.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.