Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Khoảng trống” trong chính sách bảo hiểm y tế

PV - 10:19, 28/06/2019

Từ nhiều năm nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đồng bào các DTTS, sinh sống ở địa bàn khó khăn tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần quan trọng để “phủ sóng” chính sách an sinh này. Dù vậy, việc tiếp cận chính sách BHYT ở vùng DTTS và miền núi vẫn còn những “khoảng trống” nhất định.

Từ chính sách BHYT, đồng bào DTTS và miền núi đã tiếp cận với những dịch vụ y tế cơ bản. (Ảnh minh họa) Từ chính sách BHYT, đồng bào DTTS và miền núi đã tiếp cận với những dịch vụ y tế cơ bản. (Ảnh minh họa)

“Phủ sóng” chính sách

Chính sách BHYT chính thức ra đời cách đây gần 27 năm, theo Nghị định số 299/HĐBT, ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Đây là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống chính sách an sinh của nước ta. Đặc biệt, BHYT được xem là “cứu cánh” cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nhưng chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo.

GSTS. Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương từng khẳng định rằng, nhờ có BHYT và chỉ có BHYT người bệnh mới có thể đủ điều kiện để thụ hưởng tất cả các dịch vụ y tế tiên tiến nhất.

“Chúng tôi vẫn nói đùa với nhau, không có thẻ BHYT thì chỉ cần hai đợt điều trị là một căn nhà 5 tầng mặt phố có thể lung lay, vì vậy, bán nhà đi chưa chắc đã đủ kinh phí để điều trị bệnh”, GSTS. Nguyễn Anh Trí chia sẻ.

Với bản chất nhân văn, ý nghĩa cao đẹp đó, chính sách, pháp luật về BHYT từng bước được hoàn thiện, cả về văn bản pháp lý cũng như kết quả triển khai trong thực tiễn. Đặc biệt, với người nghèo, đồng bào DTTS sinh sống ở các địa bàn ĐBKK, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ để người dân mua, đóng BHYT. Nhờ đó, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng được mở rộng; mục tiêu BHYT toàn dân chỉ còn cách “đích” không xa.

Theo số liệu mới nhất của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2019, cả nước có 84,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 89%; dự kiến đến cuối năm 2019, tỷ lệ bao phủ BHYT sẽ đạt 90%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ bởi từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ đặt mục tiêu nâng tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90% vào năm 2020.

Đáng chú ý, trong 84,5 triệu người tham gia BHYT hiện nay thì có đến 34,2 triệu người do ngân sách nhà nước đóng. Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn hỗ trợ đóng cho 17,1 triệu người. Những người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua-đóng BHYT đều thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, người có công và đồng bào các DTTS nghèo sinh sống ở địa bàn kinh tế-xã hội ĐBKK.

Vẫn còn “khoảng trống”

Để chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS ở các địa bàn khó khăn, cùng với chính sách BHYT, Nhà nước cũng đã đầu tư, xây dựng hàng nghìn Trạm Y tế xã. Theo số liệu của Bộ Y tế, cả nước hiện có 11.083 Trạm y tế xã được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tương đối đồng bộ; đội ngũ y bác sĩ cũng được tăng cường về cơ sở, góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Với nỗ lực không ngừng hoàn thiện chính sách BHYT cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) nên Nhân dân ngày càng được tiếp cận các dịch vụ y tế tiên tiến khi KCB bằng BHYT. Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2019, cả nước có 72,28 triệu lượt người KCB bằng BHYT, tăng 4,01% so với cùng kỳ năm 2018.

Chính sách BHYT đã thực sự được Nhân dân đón nhận; tuy nhiên, đối với người dân ở vùng DTTS và miền núi, dù được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua-đóng BHYT nhưng tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT để KCB vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Số liệu của UBDT cho thấy, hiện tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT đi KCB của người DTTS chỉ đạt 44,8%, chỉ bằng 1/2 so với bình quân cả nước (87,2%). Đặc biệt, có một số dân tộc có tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT chưa đến 30%, như: La Ha, X’tiêng, Ngái, Xinh Mun, Mường, Jrai, Bố Y,…

Nguyên nhân khiến tỷ lệ người DTTS sử dụng thẻ BHYT đi KCB thấp là do bà con sinh sống ở vùng DTTS, giao thông đi lại khó khăn, địa bàn cư trú cách cơ sở y tế quá xa. Kết quả khảo sát của UBDT cho thấy, trung bình khoảng cách từ nơi ở đến trạm y tế của đồng bào DTTS là 3,8km, đến bệnh viện (tuyến huyện) là 16,7km. Cá biệt, có một số dân tộc có địa bàn cư trú cách rất xa bệnh viện, như: Ơ-đu (72km), Rơ Măm (60,1km), Hà Nhì (53,8km), Chứt (48km); ngoài ra có 24 DTTS khác có khoảng cách từ 20-40km.

Cùng với việc giao thông đi lại khó khăn thì một bộ phận đồng bào DTTS chưa nhận thức được vai trò của việc chăm sóc sức khỏe; chưa hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của việc KCB bằng BHYT. Chỉ tính riêng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, theo thống kê của UBDT, tỷ lệ phụ nữ mang thai đến các cơ sở y tế khám thai ít nhất 1 lần rất thấp (70,9%). Cá biệt có một số dân tộc, tỷ lệ này chỉ đạt chưa đến 30%, như: La Hủ (9,1%), Hà Nhì (25,4%), Si La (25,5%),…

Nêu lên như vậy để thấy, mặc dù chính sách BHYT đã “phủ sóng” ở vùng DTTS và miền núi, nhưng việc tiếp cận các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe của một bộ phận đồng bào DTTS vẫn còn những “khoảng trống” nhất định. Những “khoảng trống” này cần thiết được lấp đầy bằng việc tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng (nhất là lĩnh vực giao thông), nâng cao chất lượng KCB ở tuyến cơ sở. Cùng với đó, công tác tuyên truyền cũng cần được chú trọng để cùng “đồng hành”, đưa chính sách, pháp luật về BHYT đến với mọi tầng lớp Nhân dân.

Từ năm 2009, ngày 01/7 đã được Chính phủ chọn làm Ngày BHYT Việt Nam, với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội trong thực thi chính sách, pháp luật về BHYT. Ngày BHYT Việt Nam năm 2019, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT. 

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 20 phút trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 21 phút trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.