Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khám phá núi rừng Tây Giang

Uyển Nhi - 10:05, 01/01/2023

Nằm trên đỉnh Trường Sơn quanh năm mây phủ, Tây Giang (Quảng Nam) không chỉ được biết đến với những khu rừng nguyên sinh xanh mát, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Cơ Tu với các phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ...đặc trưng tạo nên sức hút đối với du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm nơi đây.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang

Thời điểm ghé thăm

Khí hậu Tây Giang quanh năm mát mẻ. Từ tháng 2 đến tháng 4, là thời điểm đẹp nhất để bạn ghé thăm nơi đây. Vào thời điểm này hoa đỗ quyên nở rộ, rực rỡ cả một vùng trời. Đến đây bạn sẽ được ngắm hoa những rừng hoa đỗ quyên với đủ sắc màu như trắng, hồng, đỏ, tím, pha chút hồng trên đỉnh núi Trường Sơn quanh năm mây bao phủ vô cùng độc đáo và lãng mạn.

Từ tháng 10 đến tháng 2 được xem là thời điểm lý tưởng nhất cho một hành trình “săn mây” ở Tây Giang. Đến Tây Giang vào thời gian này, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn tiết trời se lạnh với biển mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, núi rừng chìm trong làn sương mờ hư ảo, khung cảnh tựa như chốn bồng lai tiên cảnh vậy.

Ở Tây Giang mùa nào cũng đẹp, tuy nhiên bạn nên tránh đi vào mùa mưa bởi những trận mưa kéo dài khiến cho đường sá trơn trợt, khó di chuyển và đôi khi khá nguy hiểm.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 1

Phương tiện đi lại

Để đến được Tây Giang bạn có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hoả, xe khách đến Quảng Nam hoặc Đà Nẵng.

Nếu đi bằng xe khách, từ TP. Đà Nẵng hoặc TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) có tuyến xe đi qua và dừng lại ở Tây Giang. Từ đây bạn có thể thuê xe ôm để vào các điểm du lịch ở Tây Giang.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, từ Quảng Nam bạn có thể theo đường Quốc lộ 14G (trước kia là DT 604) để tới Tây Giang.

Từ trung tâm Đà Nẵng, bạn di chuyển về phía Bắc đi theo đường Hoàng Văn Thái di chuyển vào QL14G. Đi thẳng băng Dốc Kiến đi theo hướng thị trấn Prao, đến ngã ba của 3 huyện: Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, đi theo hướng Tây Giang là đến nơi.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 2

Địa điểm lưu trú

Các dịch vụ lưu trú ở Tây Giang chưa thực sự được đầu tư nhiều. Bạn có thể chọn một số nhà nghỉ, homestay chất lượng như: Nhà nghỉ Tây Giang, nhà nghỉ Thanh Tuyền, nhà nghỉ Thân Bình, Làng Pơ Mu homestay, Cơ Tu Tây Giang homestay…Hoặc bạn cũng có thể lưu trú ngay trung tâm huyện là Làng truyền thống Cơ Tu, nơi đây là địa điểm được bảo tồn để gìn giữ văn hóa, cũng như đón khách du lịch đến trải nghiệm.

Những điểm tham quan nổi tiếng tại Tây Giang

Đỉnh Quế được xem là đỉnh núi đẹp nhất Quảng Nam với độ cao 1.369m so với mực nước biển, nơi đây dường như quanh năm đều có mây mù bao phủ. Trải qua hàng trăm cây số đường đèo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp với biển mây trắng bồng bềnh đẹp đến mê hồn. Đứng trên Đỉnh Quế, bạn sẽ thấy dường như mây trời hòa vào làm một, chỉ cần đưa tay ra là có thể chạm được tới mây trời vậy.

Làng truyền thống Cơ tu: Làng được xây dựng trên một khu đồi rộng khoảng 5ha, gồm 10 gươl đại diện cho 10 xã vùng thấp, vùng trung và vùng cao của huyện Tây Giang. Đặc biệt, ở đây còn được trưng bày một ngôi nhà dài đặc trưng của đồng bào Cơ Tu được trang trí bởi nghệ thuật khắc gỗ độc đáo của các nghệ nhân, mỗi nét chạm khắc đều phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán và các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Tại đây, bạn có thể tham quan kết hợp hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống như: Dệt thổ cẩm; xem múa trống chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ Tu... vô cùng đặc sắc và thú vị.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 3

Cổng trời Azứt theo cách gọi của người dân địa phương cổng trời để chỉ một vòm núi đá vôi khổng lồ với nhiều hang động lớn, nhỏ mang nhiều khối thạch nhũ có hình dạng đẹp mắt. Từ cổng trời, bạn đi bộ vào bên trong sẽ bắt gặp nhiều hang động do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành những nhũ hoa đẹp mắt, nơi đây có rất nhiều ghềnh thác trắng buốt, nước suối trong vắt...Tất cả hiện lên như một bức tranh hài hòa và vô cùng đẹp đẽ.

Rừng nguyên sinh Pơmu: Nằm cách Đỉnh Quế 10km, rừng nguyên sinh Pơmu là cánh rừng duy nhất nước ta còn tồn tại quần thể cây di sản Pơmu. Không gian núi rừng rộng lớn với những cây Pơmu cao ngút ngàn, phủ đầy rêu sẽ giúp bạn có một cuộc hành trình khám phá rừng xanh đầy thú vị. Ngoài ra, nơi đây còn có hàng loạt tầng sinh thái gồm các cây gỗ và dược liệu quý như dổi, sến… chưa từng được khai thác cũng vô cùng hấp dẫn.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 4

Làng gốm Kanoon: Kanoon là làng gốm nổi tiếng thuộc xã AXan-một xã biên giới giáp với nước bạn Lào với 100% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đây là xứ sở của nghề làm gốm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Điểm đặc biệt của làng gốm Kanoon là khi làm gốm, các nghệ nhân người Cơ Tu không dùng bàn xoay mà vận dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để tạo ra các sản phẩm vô cùng tinh sảo và đẹp mắt để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và trao đổi buôn bán với các dân tộc khác trong vùng. Còn gì thú vị hơn khi bạn được khám phá và trải nghiệm nét độc đáo của một làng nghề truyền thống nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ này.

Ruộng bậc thang Chuôr của đồng bào Cơ Tu, đẹp như dải lụa vắt giữa hai thôn Arâng và thôn Ariing, xã Axan. Ruộng bậc thang Chuôr được làm ra bởi bàn tay sáng tạo của đồng bào Cơ Tu, thừa hưởng phương thức canh tác nông nghiệp từ tổ tiên từ hàng trăm năm nay. Ruộng bậc thang Chuôr được chia thành những thửa ruộng vừa phải, có độ cao dần lên và được bà con kéo nước từ nguồn về để trồng lúa. Nhìn từ xa, những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tựa những bức tranh thủy mặc mềm mại uốn lượn trong ráng chiều. Ruộng bậc thang Chuôr đẹp nhất vào mùa lúa chín vàng, làm ngây ngất lòng người đến lạ.

Nếu yêu thích các lễ hội, bạn có thể đến Tây Giang vào tháng 9, đây là thời điểm đồng bào Cơ Tu tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới hàng năm. Đây là hoạt động văn hóa độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét truyền thống. Vào dịp này dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa đồng thời tạ ơn thần linh đã cho họ một vụ mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho mạnh khỏe và ấm no.

Ngoài ra bạn có thể ghé thăm thôn Pơr’ning, thôn Đhrôồng, thôn Bhơ Hôồng I, địa đạo Axòo, Thác Ra-ai, thác R’Cung, cổng trời Đông Giang, đồi chè Đông Giang…cũng là những điểm bạn không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Tây Giang.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 5

Đặc sản Tây Giang

Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp khi đến đây bạn không nên bỏ qua những món ăn đặc sản mang đậm hương vị núi rừng như: Cơm lam, thịt heo muối chua, thịt xông khói, Thịt nướng ống, ếch đá xào, cá suối, món rạ (gồm thịt, cá, rau nướng ống tre), bánh cuốt của người Cơ Tu, các món ăn từ mối, rượu Tà-vạt…

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua tiêu rừng Amót, đẳng sâm Tây Giang, ba kích Tây Giang, rượu nếp than, bánh sừng trâu, thịt rừng phơi khô, sóc khô, cá liêng khô, các món ăn từ mối…về làm quà cho bạn bè và người thân.

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Tây Giang?

Thời tiết Tây Giang ban đêm và sáng sớm hơi se lạnh, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc áo khoác mỏng để giữ ấm cho cơ thể lúc cần. Nếu đi vào mùa mưa thì cần chú ý xem dự báo thời tiết để chuyến đi của bạn thuận lợi hơn.

Nên chuẩn bị những giày thể thao, dép thấp để thuận tiện cho việc di chuyển. Cần chú ý mang theo các loại thuốc như đau đầu, cảm cúm, đau bụng, kem chống muỗi, một ít nước uống và đồ ăn nhẹ…

Tây Giang là mảnh đất hoang sơ với vẻ đẹp bí ẩn, thu hút du khách đến chinh phục và khám phá. Với những thông tin trên của chúng tôi chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với Tây Giang nhé!.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 7 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 7 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 8 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.