Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Hương vị ngọt bùi bánh tráng nhúng đường xứ Quảng

Tiêu Dao - 18:42, 22/04/2023

Thức quà ấy có lẽ là đặc trưng riêng có ở xứ này, khi những lò nấu đường hiếm hoi còn sót lại vẫn cặm cụi đỏ lửa, cũng là lúc những chiếc bánh tráng nhúng đường lại dậy lên hương thơm đồng quê dân dã.

Những lò đường thủ công hiếm hoi còn lại ở xứ Quảng.
Những lò đường thủ công hiếm hoi còn lại ở xứ Quảng.

Mùa đỏ lửa lò đường sơn thôn

Một thời, những lò nấu đường thủ công luôn rực lửa ở miền trung du xứ Quảng. Nhưng sự mai một của nghề đã khiến những vùng quê xứ Quảng ngày trước, mùa này đang tấp nập nấu đường phèn, bây giờ chỉ còn hiếm hoi một vài lò đường đỏ lửa ở sơn thôn.

Nhiều người vẫn còn nhờ, các vùng Nông Sơn, Quế Sơn (Quảng Nam) xưa nay vẫn được mệnh danh là xứ sở của nghề trồng mía và nấu đường. Khi đến mùa thu hoạch mía, thì không khí rộn ràng khắp thôn làng. Những lò nấu đường thủ công hoạt động hết công suất từ sáng sớm tinh mơ đến tối, mùi đường non thơm đến mức khó cưỡng.

Những lò đường thủ công hiếm hoi còn lại ở xứ Quảng.
Vào vụ mía và lò đường đỏ lửa là lúc có món bánh tráng nhúng đường

Ông Trần Đình Hai, thôn Quế Trung, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn nheo mắt nhìn vào nồi đường đang bốc khói nghi ngút, hơi đường bốc lên, cảm giác như ngọt lịm cả không gian và đặc quánh lại trong khói lẫn hơi người. Ông Hai cùng một số người khác vừa luôn tay đảo nồi đường đang keo lại sau nhiều giờ đỏ lửa, vừa nhanh nhẹn nhúng những xâu bánh tráng xuống nồi đường và truyền ra phía ngoài. 

Ông Hai bảo, năm nào cũng vậy khi vào vụ mía và lò đường đỏ lửa, cũng là lúc hàng chục người mang bánh tráng đến nhúng vào đường, gọi là bánh tráng nhúng đường. Món này, có lẽ chỉ có ở những địa phương nấu đường thủ công và nơi có sẵn những lò bánh tráng. Cả hai thứ ấy, xứ Quảng này đều sẵn.

Những nồi đường không chỉ là thành quả của cả vụ mùa trồng mía, mà còn là tâm huyết người người nấu đường thủ công. Cây mía được người dân cho vào máy ép lấy nước, sau đó lọc bỏ cặn bã để nấu. Chừng hơn 20 năm về trước, khi ấy không có máy ép mía lấy, người làng dùng sức bò để ép mía ra nước để nấu đường. 

Nay đỡ vất vả hơn, khi có máy móc,nhưng nhiều loại đường cát, đường tinh luyện với giá rẻ đã tràn ngập thị trường, trong khi công việc ép mía nấu đường đầy nặng nhọc mà đồng lời ít ỏi nên nhiều người đã không giữ được nghề.

Người nấu đường sẽ nhúng bánh vào chảo rồi nhanh chóng xách lên
Người nấu đường sẽ nhúng bánh vào chảo rồi nhanh chóng xách lên

Mùa nấu đường, người dân ở các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên (Quảng Nam) hay một số vùng ở tỉnh Quảng Ngãi lại chặt mía, đưa về nhà ép nấu lấy đường. Món bánh tráng nhúng đường non tưởng giản đơn, nhưng thật ra được chuẩn bị rất lâu, bắt đầu từ việc tráng bánh. Gạo mùa đem vo sạch ngâm kỹ và thay nước liên tục trong 2 - 3 ngày. Gạo xay nhuyễn sền sệt, tráng mỏng lên tấm vải căng tựa cái trống trên mặt nồi hấp, đậy kín vài phút cho chín rồi dùng cây gạt vớt bánh, nhanh tay trải trên một cái phên tre mang đi phơi nắng.

Bánh tráng sẽ được phơi khô sau đó cất kỹ để giữ độ giòn. Khi mang đi nhúng đường sẽ được nướng trên than củi. Sau đó, dùng sợi lạt tre xâu lại thành xách rồi mới nhúng bánh. Mùa nấu đường cũng là mùa mà đám trẻ con trong làng háo hức nhất. Bởi vì lúc đó những chiếc bánh tráng nướng lại được ướm đều lớp đường non vàng nâu óng ánh, là món đặc sản của quê nhà.

Dân dã quà quê

Từ sáng sớm đếu chiều tối, lúc nào lò đường thủ công đỏ lửa, là người làng lại tấp nập mang bánh tráng tới nhúng. Mỗi người vài ba xách, một xách 3-5 cái bánh tráng nhúng vào đường rồi mang về cho lũ trẻ con ở nhà. Việc nhúng bánh cũng là niềm vui của người nấu đường. Cứ thế họ nhúng bánh cho từng tốp người, cứ từ sáng đến trưa, và qua đầu chiều. 

Niềm vui của người nấu đường, có lẽ đọng lại trong ánh mắt khi bắt gặp những vẻ mặt rạng rỡ, với hai tay bê chồng bánh tráng, được tẩm qua lớp đường non sánh ngọt của người làng. Người ta nâng niu thức quà ăn, như nâng niu sự ngọt ngào của cả một vùng quê vậy.

Nhiều người phải tấm tắc, bởi món bánh tráng nhúng đường không phải nơi nào cũng có, mà đặc biệt khi nhúng và ăn nóng tại chỗ mới cảm nhận được vị ngon đúng điệu. Nhưng kỹ thuật nhúng bánh không phải ai cũng làm được, phải có sự điêu luyện nhất định khi thả bánh, ngâm bánh trong nồi nước đường đang sánh lại để bánh không vỡ, cũng không nhúng quá lâu sẽ khiến bánh mất độ giòn.Thao tác của người nhúng bánh phải thật nhanh và dứt khoát.

 Thế nên sớm hay chậm tay một chút là bánh sẽ mất ngon. Người nấu đường sẽ nhúng bánh vào chảo rồi nhanh chóng xách lên. Sau đó để cho bánh nguội, lúc ấy đường non sánh đặc lại trên mặt bánh tạo thành màu vàng óng long lanh bắt mắt. Nhiều người trước thức quà ngon ấy, đã không thể chần chừ được nhanh tay bẻ từng miếng bánh, nhẹ nhàng đưa vào miệng rồi xuýt xoa vị ngọt ngon dân dã ấy. Cái ngọt thơm từ đường mía tan đều vào miệng rồi quyện cùng độ giòn bùi của miếng bánh tráng, từng chút, từng chút chiếm lấy vị giác.

Bánh tráng nhúng đường non là thức quà vặt đặc sản một thời tuổi thơ nghèo khó, là nỗi mong chờ của nhiều thế hệ trẻ em và đặc biệt in sâu trong trí nhớ người xứ Quảng.
Bánh tráng nhúng đường non là thức quà vặt đặc sản một thời tuổi thơ nghèo khó, là nỗi mong chờ của nhiều thế hệ trẻ em và đặc biệt in sâu trong trí nhớ người xứ Quảng.

Chị Nguyễn Thị Lan, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn cho hay, bánh tráng nhúng đường là món ăn truyền thống của người Quảng Nam. Những lúc nông nhàn, những buổi xế chiều, ăn bánh tráng ngào, uống nước chè xanh, nói chuyện xóm làng, đồng áng là một nét văn hóa ẩm thực quen thuộc ở xứ Quảng một thời.

Có lẽ vậy mà, nhiều người có tuổi, hay những người rời quê ra phố sống nhiều năm khi bắt gặp thức quà này, lại cảm thấy thổn thức, thấy cả một trời tuổi thơ khốn khó ùa về. Khi thưởng thức lại món quà dân dã ấy, lại thấy tiếng của gió của lá vi vu, lại như ngửi thấy mùi đồng đất quê nhà đã lâu thưa vắng, lại thấy tiếng cười tiếng nói của xóm giềng mùa thu hoạch, thấy cả những vất vả gian trân của người nông dân hai sương một nắng mỗi mùa. Ai khi xa quê khi nhớ lại cũng đều ngậm ngùi. Những điều mộc mạc khó phai không dễ gì tìm kiếm được. Nhiều người, khi cắn nhẹ một miếng bánh tráng thơm ngọt vị đường đã không khỏi rơm rớm nước mắt, thức quà ấy là quê nhà chứ đâu!

 Bây giờ, đời sống đã khá hơn, nhiều người đã có thể mua được những loại bánh kẹo sang trọng và đắt tiền. Những đám mía ngút ngàn xanh, những lò đường thơm mùi mật mía đã hiếm dần. Nhưng món bánh tráng nhúng đường đã trở thành đặc sản của xứ Quảng, bởi đơn giản nó rất rẻ nhưng hương vị cũng chả kém cạnh những món ngon khác, dễ dàng mua làm quà biếu khách. 

Để có món quà quê dân dã này chỉ phải trả thêm một chút phí, khoảng 5.000 - 10.000 đồng cho mỗi xách bánh. Mỗi khi buồn miệng thì có thể lấy ra ăn để cảm nhận cái ngọt ngào ấy. Và hơn hết, nó gợi lại những ký ức thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người về một thời xưa cũ không dễ gì nguôi quên.

Với một số lò đường thủ công hiếm hoi còn sót lại ở vùng trung du xứ Quảng, để duy trì nghề truyền thống cũng thật khó khăn. Thu nhập thấp, công việc vất quả khiến người dân đôi khi muốn bỏ cuộc. Bao nhiêu năm qua, có lẽ với những người duy trì nghề nấu đường, chỉ là để con cháu không lãng quên cội nguồn, để nhắc tới làng quê là người ta nhớ ngay đến lò đường nhúng bánh tráng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 30 giây trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 19 phút trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.