Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: Kỳ vọng về làn gió mới trong bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam

Vân Khánh - 16:21, 21/11/2021

Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì, dự kiến sẽ diễn ra bằng hình thức trực tuyến vào ngày 24/11/2021. Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm nay có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.

 Mỗi DTTS lại có có một bản sắc văn hóa độc đáo riêng, nên cần có những đánh giá hết sức chi tiết để bảo tồn, phát triển. (Trong ảnh: Múa khèn dân tộc Mông)
Mỗi DTTS có một bản sắc văn hóa độc đáo riêng, nên cần có những đánh giá hết sức chi tiết để bảo tồn, phát triển. (Trong ảnh: Múa khèn dân tộc Mông)

Thống nhất trong da dạng

Cách đây 75 năm, ngày 24/11/1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”

Tròn 75 năm kể từ đó, dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.

Theo ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, được tổ chức trong năm 2021 trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Sau 75 năm kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, sau 35 tiến hành công cuộc Đổi mới, bức tranh tổng thể của văn hóa nước nhà đã mang những sắc thái mới, đa dạng và năng động hơn.

Đặc biệt, thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, những năm qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị văn hoá các DTTS. Nhờ đó, cùng với những thành công như chăm lo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào, việc bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa của các DTTS đã đạt được những thành quả quan trọng.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện đã có 62.283 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố được kiểm kê, 288 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (trong đó có 145/288 di sản của các DTTS – chiếm hơn 50% tổng số di sản); 05 di sản thuộc loại hình tiếng nói, chữ viết... 

Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, đã có 3 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh liên quan đến đồng bào DTTS được xếp hạng di tích quốc gia; có 126 di sản văn hóa phi vật thể, 276 nghệ nhân ưu tú là người DTTS .

Đáng chú ý, trong quá trình triển khai các chính sách bảo tồn, gìn giữ, chính quyền các cấp đã chú trọng tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường; các dân tộc giúp đỡ cùng phát triển; các tầng lớp Nhân dân phát huy vai trò làm chủ trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

“Hội nghị Diên Hồng”

Những thành tựu trong phát triển văn hóa trong những năm qua là rất đáng ghi nhận, nhưng lĩnh vực này cũng đang đối diện với những thách thức vô cùng lớn. Hội nhập quốc tế và làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã dẫn đến sự "va chạm" giữa văn hoá bản địa và văn hoá ngoại nhập.

Đặc biệt, công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản sắc văn hoá của các DTTS. Bản sắc văn hóa của nhiều DTTS đang đứng trước nguy cơ mai một, nhất là ở các cộng đồng nghèo, các DTTS rất ít người. Từ ngôn ngữ, các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày, đến kiến trúc nhà ở, các lễ nghi trong đời sống xã hội (hôn nhân, tang ma, thờ cúng...) văn hóa truyền thống của một số DTTS đang dần mất đi trong đời sống…

Khảo sát đánh giá của những chuyên gia nghiên cứu văn hóa các DTTS, chúng tôi nhận thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc có nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những nguyên nhân là do cơ chế thị trường đã làm mai một một số bản sắc dân tộc, đặc biệt vùng đồng bào DTTS rất ít người. Các thiết bị nghe nhìn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động văn hóa của bà con hiện nay; khi hỏi các bạn trẻ người DTTS, nhiều người không hiểu văn hóa, tiếng nói, chữ viết, trang phục, nhà ở... của dân tộc mình.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: Kỳ vọng về làn gió mới trong bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS 2
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS phải gắn với bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào (Ảnh minh họa)

Theo PGS, TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, vì thế cần có những đánh giá hết sức chi tiết để có bức tranh toàn cảnh của từng dân tộc, từng cộng đồng các nhóm dân tộc, tổng thể đồng bào các DTTS; dựa vào đó mới biết được cái gì còn, cái gì là hủ tục cần loại bỏ, cái gì cần lưu giữ, bảo tồn... thì mới có chính sách phù hợp. Để phát triển văn hóa đồng bào các DTTS, những người làm chính sách phải có sự điều chỉnh, nghiên cứu, rà soát trên cơ sở tham dự về xây dựng chính sách của cả cộng đồng, của chính đồng bào.

Những “nút thắt” trong phát triển Văn hóa nói chung; gìn giữ và bảo tồn văn hóa các DTTS nói riêng được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11 tới đây. Như đánh giá của ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, đây sẽ là một “hội nghị Diên Hồng” để qua đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, đưa ra những quyết sách quan trọng về văn hóa trong giai đoạn tới. Đồng thời là cơ hội để huy động trí tuệ tập thể của đội ngũ văn nghệ sĩ, hiến kế phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai năm 2021, một số sự kiện đã và sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức như: Triển lãm chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” -diễn ra từ 16/11/2021 tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ; Chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị với chủ đề “Việt Nam với khát vọng phát triển phồn vinh và hạnh phúc” vào ngày 21/11/2021 tại Nhà Hát lớn Hà Nội...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 3 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...