Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ giống trâu sinh sản, tạo sinh kế thoát nghèo cho nông dân miền núi

Quỳnh Trâm - Mai Hương - 06:14, 25/12/2023

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân. Trong đó, mô hình hỗ trợ giống trâu sinh sản, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo của mình. Mô hình đang được địa phương nhân rộng.

“Trao cần câu, không trao con cá”

Chúng tôi đã đến xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa), trực tiếp quan sát các mô hình hỗ trợ sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đối với bà con dân tộc Mường nơi đây. Có thể thấy, một số mô hình đã có những tín hiệu tốt, bước đầu tạo sự hứng khởi cho các hộ trong việc chủ động vươn lên thoát nghèo bằng chính sức lao động của mình.

Bà Phạm Thị Lâm, thôn Thanh Tâm, xã Cẩm Tâm chăm sóc vật nuôi được Nhà nước hỗ trợ
Bà Phạm Thị Lâm, thôn Thanh Tâm, xã Cẩm Tâm chăm sóc vật nuôi được Nhà nước hỗ trợ

Điển hình như gia đình bà Phạm Thị Lâm, thôn Thanh Tâm, xã Cẩm Tâm, là một trong số những hộ nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ sinh kế này.

Có hoàn cảnh rất khó khăn và thiếu thốn, tháng 3/2023, được Nhà nước hỗ trợ 18 triệu đồng từ nguồn vốn của Chương trình giảm nghèo, cùng với một phần kinh phí đối ứng, bà Lâm đã mua được một con trâu sinh sản. Sau thời gian chăm sóc, trâu phát triển khỏe mạnh và sinh được một con nghé. Bà Lâm phấn khởi nói, với kết quả này đang tạo động lực cho gia đình bà tự tin, tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư để thực hiện các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập.

 “Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình tôi không chỉ được hỗ trợ tiền để làm nhà, mua trâu sinh sản mà còn được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay, gia đình tôi đã thoát nghèo, cuộc sống đã được cải thiện. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì gia đình tôi không biết khi nào mới thoát khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau”, bà Lâm bộc bạch.

Cũng như gia đình bà Lâm, 18 gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo của xã Cẩm Tâm, đã sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để mua trâu sinh sản. Qua tìm hiểu thực tiễn được biết, sau khi mua trâu về nuôi, các hộ tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và dành quỹ đất để trồng cỏ, làm nguồn thức ăn cho vật nuôi. Hiện nay, trâu của các hộ đang phát triển tốt. Mô hình nuôi trâu sinh sản tại xã Cẩm Tâm được kỳ vọng sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước giúp các hộ dân thoát nghèo.

Ông Phạm Hải Lăng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Tâm, cho biết: Với phương châm “Trao cần câu, không cho con cá”, việc hỗ trợ trâu giống, đã tạo “điểm tựa” giúp các hộ nghèo, cận nghèo nỗ lực vượt khó để vươn lên. Hiện nay, xã Cẩm Tâm chỉ đạo công chức nông nghiệp thường xuyên hướng dẫn các hộ dân kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh.

Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo của xã Câm Tâm đã giảm đáng kể. Nếu năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 9,68%, thì hiện nay tỷ lệ này giảm xuống 2,35%. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 47,2 triệu đồng/người/năm.

Ngoài chính sách hỗ trợ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cẩm Thủy mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng rừng, mang lại hiệu quả kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững
Ngoài chính sách hỗ trợ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cẩm Thủy mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng rừng, mang lại hiệu quả kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững

Có thể thấy, diện mạo nông thôn của xã miền núi này đang khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được tăng lên. Qua đó, cho thấy Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống, giúp các hộ nghèo có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo.

Chính sách đi vào cuộc sống

Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản được huyện Cẩm Thủy triển khai thực hiện, thuộc dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững). Hiện có 66 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của các xã Cẩm Tâm, Cẩm Thành, Cẩm Liên được thụ hưởng, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 1,7 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp hơn 700 triệu đồng.

Hiện nay, huyện Cẩm Thủy đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi trâu sinh sản. Để thực hiện được điều này, UBND huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo các xã rà soát nhu cầu của các hộ nghèo, cận nghèo để xây dựng dự án, trình UBND huyện phê duyệt. 

Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cẩm Thủy, thời gian tới huyện sẽ xây dựng mô hình nuôi trâu sinh sản tại các xã Cẩm Giang, Cẩm Tú, Cẩm Yên, Cẩm Vân, Cẩm Phú, Cẩm Ngọc, Cẩm Tân, kinh phí thực hiện hơn 2,8 tỷ đồng. Đây chính là “lực đẩy” quan trọng giúp nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Hải Sâm, Trưởng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Cẩm Thủy, cho biết: Những năm trước đây, thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện Cẩm Thủy đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó, mô hình nuôi trâu, bò sinh sản đã phát huy được hiệu quả, giúp hàng trăm hộ dân vươn lên thoát nghèo.

 Phát huy những kết quả đạt được, huyện Cẩm Thủy tiếp tục thực hiện mô hình nuôi trâu sinh sản, bởi trâu là con vật dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu, tập quán sản xuất của người dân, mang lại lợi nhuận cao. Cùng với việc phát triển mô hình nuôi trâu sinh sản, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng năm trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, huyện Cẩm Thủy quan tâm bố trí, lồng ghép nhiều nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo xây dựng mô hình sinh kế phù hợp với lợi thế của địa phương.

Với việc triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2015, “công cuộc” giảm nghèo của huyện Cẩm Thủy đang tiếp tục đạt những kết quả khả quan. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 2,96%, hộ cận nghèo là 3,94%, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần đạt chuẩn nông thôn mới ở địa phương
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần giúp nhiều địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đạt chuẩn nông thôn mới

“Huyện Cẩm Thủy tiếp tục tập trung nguồn lực để hỗ trợ mở rộng  mô hình nuôi trâu sinh sản và các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi dậy ý chí tự lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường triển khai các chương trình cho vay giải quyết việc làm, mở rộng sản xuất để hộ nghèo có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tránh tái nghèo”, ông Nguyễn Hải Sâm chia sẻ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.