Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ dự án giảm nghèo Tây Nguyên

PV - 15:37, 23/02/2018

Những năm qua, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã có hàng trăm tiểu dự án sinh kế (TDA) trồng trọt, chăn nuôi… từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên được triển khai, giúp hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng hưởng lợi thay đổi cách nghĩ, cách làm phát triển kinh tế và có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo.

Dự án giảm nghèo Tây Nguyên được triển khai ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2015, có 4 hợp phần: Phát triển hạ tầng cấp thôn, bản; Phát triển sinh kế bền vững; Phát triển hạ tầng kết nối cấp huyện; Nâng cao năng lực truyền thông và quản lý dự án.

Qua 3 năm triển khai thực hiện (2015-2017), dự án đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi tại 15 xã được hưởng lợi trên địa bàn 3 huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây.

 Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ dự án, người dân đã thay đổi phương thức sản xuất. (trong ảnh: Mới đầu năm nhưng người dân miền núi Quảng Ngãi đã lên nương để chăm sóc sắn, ngô) Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ dự án, người dân đã thay đổi phương thức sản xuất. (trong ảnh: Mới đầu năm nhưng người dân miền núi Quảng Ngãi đã lên nương để chăm sóc sắn, ngô).

 

Ngoài tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế giúp hộ nghèo nuôi bò, trâu, gà, dê; áp dụng các mô hình trồng lúa, bắp, cải tạo vườn… nhiều công trình phát triển hạ tầng cấp cơ sở, như: Nhà văn hóa, công trình nước sạch, đường giao thông thôn, xóm… được đầu tư xây dựng giúp người dân giao thương, buôn bán, phát triển kinh tế được thuận lợi hơn nhiều, các em học sinh đến trường đã bớt khó khăn hơn vào mùa mưa lũ.

Đáng ghi nhận là, các hình thức hỗ trợ sinh kế, xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án đều xuất phát từ nhu cầu và đặc điểm của người hưởng lợi. Người dân được tập hợp trong một nhóm, cùng nhau bàn bạc nuôi con gì, trồng cây gì và hỗ trợ nhau trong sản xuất, chăn nuôi.

Cán bộ kỹ thuật từ dự án hướng dẫn sản xuất bằng cách “cầm tay, chỉ việc” nên người dân đã thay đổi thói quen sản xuất “dựa vào trời”, dần tiếp cận được với cách sản xuất khoa học. Người dân miền núi đã thay đổi thói quen trồng lúa rẫy sang lúa nước, từ chăn nuôi thả rông sang nuôi chuồng trại, có phòng trừ dịch bệnh khoa học hơn...

Hiệu quả nhất có thể kể đến là TDA trồng lúa nước tại các xã trong vùng dự án được triển khai trong năm 2017, năng suất lúa bình quân đạt 55- 58 tạ/ha, tăng từ 12-15 tạ/ha so với tập quán sản xuất cũ của bà con.

Ông Trần Thanh Hoài, Chủ tịch UBND xã Ba Giang (Ba Tơ) cho biết: “Từ khi TDA trồng lúa nước triển khai trên địa bàn xã, không chỉ đưa năng suất lúa lên cao mà còn giúp người dân thay đổi nhận thức trong việc canh tác lúa nước. Năm 2015 năng suất lúa nước của xã chỉ 38 tạ/ha, nhưng đến năm 2017 thì năng suất tăng bình quân 51 tạ/ha.

Điều đặc biệt, từ trước người dân chưa biết mua giống lúa về gieo sạ thì nay đã biết tự mua lúa giống chất lượng về gieo sạ”.

Năm 2018, Dự án giảm nghèo Tây Nguyên tiếp tục được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư gần 176,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn ODA hơn 174 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng. Theo kế hoạch, sẽ thực hiện 183 TDA hợp phần phát triển sinh kế bền vững, trong đó có 15 TDA an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Theo ông Trần Ngọc Thương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, hiệu quả từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên là khá rõ ràng, đời sống của bà con được nâng lên, góp phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khăn trong việc lựa chọn cây, con phù hợp để triển khai mô hình.

Đơn cử như mô hình nuôi ếch sinh sản và phát triển cây dược liệu được dự án đưa vào hỗ trợ cho người dân. “Mô hình nuôi ếch sinh sản cần phải xem xét lại, vì phải theo một quy trình nghiêm ngặt nên người dân rất khó làm theo.

Bên cạnh đó, mô hình phát triển cây dược liệu cũng cần phải nghiên cứu kỹ, nhất là phía nhà cung ứng giống, đầu ra như thế nào? tránh lặp lại trường hợp “bí” đầu ra như cây cà gai leo ở huyện Minh Long, Nghĩa Hành.

Trong thời gian tới, để cây, con giống của dự án đưa đến cho người dân phát huy được hiệu quả tốt nhất thì trước hết khâu cung ứng giống cần phải được giám sát chặt chẽ vấn đề đầu vào và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thực của người dân thụ hưởng. Ông Thương nhấn mạnh.

Trên thực tế, do trình độ nhận thức của đồng bào còn hạn chế, bà con lại chưa có kinh nghiệm nên không ít cây, con giống đã bị chết hoặc phát triển không như mong đợi.

Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai dự án, số hộ gia đình tiếp thu và vận dụng tốt các quy trình kỹ thuật vào sản xuất, biết tính toán sử dụng vật tư, phân bón hợp lý, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi đúng cách…, đã tăng lên rõ rệt. Đây thực sự là những tín hiệu vui cho công tác giảm nghèo khu vực miền núi của tỉnh.

LÊ PHƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 1 giờ trước
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 4 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.