Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả bước đầu trong hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Mộc Nhi - 14:10, 02/11/2023

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó chính sách hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng triển khai. Tại Sóc Trăng chính sách hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Buổi lễ bàn giao dụng cụ chuyển đổi ngành nghề tại xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
Buổi lễ bàn giao dụng cụ chuyển đổi ngành nghề tại xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35% dân số toàn tỉnh), trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh. Do xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, với đặc thù ít đất sản xuất, phần đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và đối diện với nguy cơ cao của tác động biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, hạn hán… 

Triển khai hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ cho hơn 4.500 hộ, với số tiền 45,6 tỷ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số từng bước vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống.

Từ thực tế đó, xác định công tác dân tộc và chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án… trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn 1, từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó, từng bước giúp bà con có thêm điều kiện làm ăn, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên để ổn định đời sống.

Tại huyện Mỹ Tú trong giai đoạn 2021 - 2023 được phân bổ nguồn vốn trên 37,5 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719. Từ nguồn vốn được phân bổ, huyện đã giải ngân hỗ trợ 10 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 47 hộ và xây dựng hoàn thành 4 công trình giao thông nông thôn. Đồng thời, đang triển khai xây dựng và duy tu 5 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ 48 hộ chuyển đổi ngành nghề, nước sinh hoạt phân tán cho 11 hộ và phê duyệt hỗ trợ đất ở cho 1 hộ, nhà ở cho 120 hộ.

Từ nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh Sóc Trăng hiện đã có sinh kế ổn định
Từ nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh Sóc Trăng hiện đã có sinh kế ổn định

Hay tại huyện Châu Thành là địa bàn có gần 50% dân số là người Khmer, trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer 946 hộ. Năm 2023, dự kiến huyện có 228 hộ được quan tâm đầu tư chuyển đổi ngành nghề bằng việc hỗ trợ phương tiện chuyển đổi nghề như xe ép nước mía, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy cắt cỏ, xe mô tô…; 7 hộ được hỗ trợ đất và 111 hộ được hỗ trợ về nhà ở. 

Được biết, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên 8 tỷ đồng. Riêng tại xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, từ đầu năm đến nay, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho hơn 40 hộ; trong đó, có 10 hộ được hỗ trợ mua xe nước mía, 9 hộ được hỗ trợ mua máy phun thuốc và máy cắt cỏ, 22 hộ được hỗ trợ mua xe gắn máy để làm dịch vụ chạy xe ôm và làm phương tiện đi lại trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó còn nhiều địa phương khác cũng đã chú trọng hỗ trợ đồng bào DTTS chuyển đổi nghề như: Huyện Mỹ Xuyên hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 29 hộ với số tiền 290 triệu đồng trong 9 tháng đầu năm; huyện Mỹ Tú hỗ trợ 48 hộ chuyển đổi ngành nghề trong các năm 2021-2023…

Từ nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh Sóc Trăng hiện đã có sinh kế ổn định, giúp gia đình tăng thêm thu nhập, có cơ hội vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống. 

Chị Sơn Thị Hồng Anh (ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú) có thu nhập ổn định 200.000đ/ngày nhờ nguồn vốn chuyển đổi nghề của Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ.
Chị Sơn Thị Hồng Anh (ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú) có thu nhập ổn định 200.000 đồng/ngày nhờ nguồn vốn chuyển đổi nghề của Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, việc hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi ngành nghề cho bà con dân tộc những năm gần đây được tỉnh quan tâm thực hiện đúng đối tượng, theo quy định. Tính từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã và đang triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hơn 4.500 hộ, với số tiền 45,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở cho 338 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 1.899 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.223 hộ, triển khai xây dựng 113 công trình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Bên cạnh hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi ngành nghề, giai đoạn 2021-2023, tỉnh Sóc Trăng còn chỉ đạo 19 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung ưu tiên đào tạo nghề, trang bị kiến thức kỹ năng tay nghề, kỹ năng mềm cho 45.700 người, trong đó chủ yếu là người DTTS, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2023 là 63%, tăng 2,62% so với năm 2020. Cùng với các chương trình, chính sách dân tộc, dự án khác của Đảng, Nhà nước và địa phương, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer hàng năm giảm trên 4,5%.

Tại Sóc Trăng chính sách hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Tại Sóc Trăng chính sách hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết, khi thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã khai thác và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, bước đầu giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định. 

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị, nông thôn, miền núi.

Đặc biệt, cùng với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm thoát nghèo của bà con đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giúp kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng ngày một phát triển, đời sống đồng bào ngày một tốt hơn. Đồng thời giúp người dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc tại địa phương. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng bào Hà Giang vui hội ở phiên chợ một năm chỉ họp một lần

Đồng bào Hà Giang vui hội ở phiên chợ một năm chỉ họp một lần

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 phút trước
Có một phiên chợ mà việc bán mua chẳng quan trọng, nhưng lại là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở Hà Giang. Đó là Chợ Phong lưu Khâu Vai (xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), được họp duy nhất 1 lần trong năm vào ngày 27/3 âm lịch.
Nậm Xây hôm nay đã khác…

Nậm Xây hôm nay đã khác…

Xã hội - Tào Đạt - 3 phút trước
Xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từng là thủ phủ “vàng tặc”. Vào thời điểm đó, giàu đâu không thấy, chỉ thấy bao nỗi ám ảnh tệ nạn và đau thương, bản làng thì tan hoang, nhiều gia đình tan nát. Rất may, chính quyền vào cuộc, tuyên truyền, vận động Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, trả lại sự bình yên và phát triển nên Nậm Xây hôm nay đã khác…
Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 7 phút trước
Sống trong những ngày tháng lịch sử, hàng nghìn người dân Điện Biên và du khách luôn mang tâm trạng háo hức và chờ sẵn trên dọc các tuyến đường của Tp. Điện Biên Phủ để chào mừng các khối lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong các buổi tập và tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Pháp luật - Khánh Ngân - 10 phút trước
Ngày 5/5, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với đối tượng Hồ Văn Đức, về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép".
Khai trương Trung tâm báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 12 phút trước
Chiều 5/5, tại Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai trương Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23 phút trước
Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Thời sự - PV - 23:00, 05/05/2024
Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra vào tối 5/5, tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Thủ tướng: Tây Ninh có

Thủ tướng: Tây Ninh có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững

Thời sự - PV - 19:00, 05/05/2024
Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...