Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hết lòng, hết sức để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thoát nghèo bền vững

PV - 21:05, 07/07/2023

Chiều 7/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an phối hợp các bộ, ngành liên quan và 5 tỉnh Tây Nguyên tổ chức Hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến địa bàn Tây Nguyên.

Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo.
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng dự, chỉ đạo.

Tham dự, còn có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân 5 tỉnh Tây Nguyên; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Nội vụ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Dân tộc của Quốc hội; các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân 5 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum…

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan địa bàn Tây Nguyên.

Đồng thời các đại biểu đánh giá vụ việc mất an ninh, trật tự xảy ra ngày 11/6/2023 và các vấn đề nổi lên; làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm; đề xuất các chủ trương, giải pháp góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự, phát triển kinh tế, xã hội và đời sống xã hội trên địa bàn Tây Nguyên.

Hội nghị thống nhất khẳng định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược về quốc phòng-an ninh; luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến phức tạp về an ninh, trật tự; an ninh cơ sở là thành tố đặc biệt quan trọng của bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững an ninh cơ sở từ cấp xã, phường sẽ giữ vững an ninh trên toàn quốc. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại là giải pháp căn cơ nhất để giữ vững trật tự xã hội, ổn định ở Tây Nguyên.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định, vụ việc mất an ninh, trật tự xảy ra ngày 11/6/2023 liên quan trực tiếp đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nằm trong âm mưu, hoạt động của số phản động Fulro lưu vong, nhằm thành lập “Nhà nước Đề ga”, gây ra bất ổn đối với Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Thường trực Ban Bí thư khẳng định, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực Tây Nguyên.

Đồng thời, đồng chí ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực rất lớn, tinh thần trách nhiệm rất cao của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã tập trung toàn tâm, toàn diện, huy động lực lượng, phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa bàn cơ sở trong xử lý vụ việc, truy bắt các đối tượng và nhanh chóng ổn định tình hình địa bàn.

Nhấn mạnh mục tiêu Bộ Công an đặt ra là không để sự việc tương tự xảy ra; dù khó khăn đến đâu, thách thức đến đâu cũng phải hoàn thành mục tiêu, đồng chí Trương Thị Mai yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh Tây Nguyên cần đặc biệt quan tâm giải pháp căn cơ nhất là phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề tổ chức thực hiện các chính sách tôn giáo, dân tộc, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số phù hợp đặc điểm tình hình ở địa bàn, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị tại địa bàn Tây Nguyên.

"Phải toàn tâm toàn ý, hết lòng hết sức làm thế nào để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thoát nghèo bền vững", đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân 5 tỉnh Tây Nguyên quán triệt nghiêm tinh thần, bài học kinh nghiệm được rút ra từ Hội nghị. Nhất là những chỉ đạo sát sao của đồng chí Thường trực Ban Bí thư.

Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các ban, bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyên:

Dựa trên chức năng nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, làm tốt công tác dân vận, công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp căn cơ, toàn diện góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vùng Tây Nguyên.

Giải quyết dứt điểm các nguyên nhân, phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự. Tập trung xây dựng lực lượng công an cấp xã, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng trị an cơ sở, bám dân, sát dân, nắm tình hình từ nhân dân, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, chiến lược.

Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, Bộ Công an sẽ tiếp tục chỉ đạo tập trung điều tra vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, sớm đưa các đối tượng phạm tội xử lý nghiêm minh trước pháp luật...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 3 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.