Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Happy chip" đến với đồng bào vùng cao

T.Hợp - 15:29, 14/12/2020

Với suy nghĩ rằng, nếu không hành động, nhiều học trò vùng cao sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hằng quê ở Điện Biên đã xây dựng dự án mang quần lót lên vùng cao tặng và vận động học sinh mặc, với tên gọi “Happy chip” và đã đoạt giải Nhất cuộc thi "Dự án Tình nguyện năm 2020".

Vợ chồng chị Hằng - anh Cải cùng triển khai dự án “Happy chip” nơi chính bản làng người Mông - Ảnh: HOÀNG CƯỜNG
Vợ chồng chị Hằng - anh Cải cùng triển khai dự án “Happy chip” nơi chính bản làng người Mông - Ảnh: HOÀNG CƯỜNG

Mong muốn thay đổi một thói quen

Chia sẻ về ý tưởng này, cô giáo Nguyễn Thị Hằng kể: “Khi còn là sinh viên Trường đại học Sư phạm 1 Hà Nội, tôi đã yêu chồng tôi bây giờ. Anh ấy là người dân tộc Mông đến từ miền núi Yên Bái. Quá trình yêu và tìm hiểu nhau, tôi khá sốc khi phát hiện ra anh chưa bao giờ mặc quần lót. Tôi có hỏi thì anh bảo từ bé đã mặc vậy quen rồi…”.

Cô Hằng cũng chia sẻ, sau này lấy anh, cô còn "sốc" hơn nữa khi phát hiện ra cả nhà chồng cũng không ai mặc đồ lót. Tìm hiểu nhiều hơn, chị thấy những người xung quanh là đồng bào dân tộc thiểu số cũng đa số giống như vậy. Cũng từ đó, chị Hằng quan tâm đến "chiếc quần lót" nhiều hơn. Chị lên mạng tìm hiểu về ý nghĩa của việc mặc quần lót và chị càng cảm thấy lo ngại khi biết bộ phận sinh dục không được bảo vệ đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như thế nào.

“Tôi thấy rất lo ngại về tình trạng các thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số ở một số vùng, thường không mặc quần lót cho đến tuổi trưởng thành. Con gái thường không mặc quần lót cho đến khi lấy chồng và nam thanh niên cũng như vậy. Họ dường như chưa biết đến tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản và chưa có kiến thức về các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục”, chị Hằng chia sẻ.

“Việc không sử dụng đồ lót, còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và văn hóa của đồng bào dân tộc. Những thiếu nữ mặc váy truyền thống rất đẹp, nhưng vì không mặc quần lót, nên thường phải mặc thêm 1 chiếc quần dài, làm phá vỡ vẻ đẹp và thiết kế của trang phục…”, chị Hằng tâm sự.

Trong khi đó, chị Hằng tìm hiểu thì được biết lý do các thanh thiếu niên không mặc đồ lót cho đến khi lập gia đình, chỉ vì ngại mua; ngại bị bình phẩm về kích cỡ, kiểu dáng… Từ đó cô nuôi ý tưởng sẽ “xóa” nạn “thả rông” của thanh thiếu niên vùng cao.

Những trang phục đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ không bị "phá vỡ" nếu học sinh được mặc đồ lót
Những trang phục đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ không bị "phá vỡ" nếu học sinh được mặc đồ lót

Dần dần tạo niềm tin

Cô bắt đầu tuyên truyền từ người nhà trước. Cô mua 1-3 chiếc quần lót cho các em của A Cải sử dụng. Em gái A Cải mặc tốt, tuyên truyền cho bạn, sau đó lan rộng đến những người khác.

Bên cạnh đó hai vợ chồng cô triển khai dự án thí điểm đến học sinh Trường tiểu học và THCS Suối Bu (Văn Chấn). Hằng cho biết chọn đối tượng là các em học sinh lớp 8, lớp 9, dự án hướng đến đào tạo "chiến sĩ nguồn" là những em nhỏ có nhiệt huyết, sức ảnh hưởng khi tham gia phong trào để có thể lôi kéo, hướng dẫn các bạn khác cùng tham gia.

"Đây là vấn đề nhận thức, không thể yêu cầu họ thay đổi ngay được. Thay đổi một người, hai người, rồi mới đến tập thể lớp. Sau đó tập thể lớp tuyên truyền cho các em nhỏ hơn" - Hằng quả quyết.

Làm sao để các em người Mông nghe theo mình? Hằng bộc bạch đó cũng là trở ngại lớn nhất khi cô không biết tiếng đồng bào, nói chuyện về "vấn đề tế nhị" càng khó hơn. May mắn là trong suốt chặng đường đi của Hằng luôn có chồng đồng hành.

Cả hai "cất cái ngại đi", sử dụng tiếng Mông tuyên truyền cho con em đồng bào hiểu. Bước đầu là tuyên truyền về tác dụng của việc sử dụng đồ lót, tặng cho đồng bào dùng thử trước, cung cấp sản phẩm đồ lót tốt cho bà con. Sau đó tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.

Nhìn thấy dự án ý nghĩa của cô giáo, các em học sinh của Hằng ở Hà Nội đề xuất cùng cô giáo thiết kế cẩm nang về sức khỏe sinh sản, về đồ lót, sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Mông, có sử dụng hình ảnh phù hợp với lứa tuổi của các bạn học sinh. Cô Hằng cho biết sắp tới "Happy chip" sẽ hướng đến sử dụng video, hình ảnh, poster để tuyên truyền cho đồng bào về tác dụng của đồ lót, về sức khỏe sinh sản.

Sau một thời gian triển khai cô giáo Nguyễn Thị Hằng cho biết thời gian tới sẽ đánh giá hiệu quả bước đầu của dự án, sau đó triển khai sâu rộng đến các địa bàn vùng cao khác./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 8 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 10 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.