Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành trình của một thương hiệu quốc tế về giảm nghèo: Khẳng định vai trò truyền thông (Bài cuối)

Khánh Thi - 11:31, 27/10/2022

Với tỷ lệ 98,13% người dân trên địa bàn đặc biệt khó khăn biết đến Chương trình 135 cho thấy sức lan tỏa của Chương trình; từ đó phát huy tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135.

Báo Dân tộc và Phát triển là một mũi chủ công trong tuyên truyền Chương trình 135 suốt 20 năm qua. (Ảnh: Ban Dân tộc Phú Yên)
Báo Dân tộc và Phát triển là một mũi chủ công trong tuyên truyền Chương trình 135 suốt 20 năm qua. (Ảnh: Ban Dân tộc Phú Yên)

Tăng cường truyền thông

Từ khi bắt đầu (năm 1998) cho đến nay, Chương trình 135 là chương trình được triển khai ở địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đại đa số các xã, thôn bản nằm trong diện đầu tư của Chương trình đều có cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều xã chưa ‘phủ” điện lưới, nhiều thôn bản chưa có đường; hệ thống thông tin liên lạc gần như là con số “Không”.

Bởi vậy, để người dân nắm bắt chủ trương, chính sách là rất khó khăn; hơn nữa, tại địa bàn đặc biệt khó khăn không chỉ có Chương trình 135 mà còn có rất nhiều chương trình, dự án khác triển khai cùng lúc. Vậy nhưng, ngay tại thời điểm năm 2008, qua khảo sát ngẫu nhiên 2.083 người tại các địa bàn triển khai Chương trình 135 tại 10 tỉnh, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, có 98,13% người biết đến Chương trình.

Trong các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, được triển khai từ năm 2002 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc; Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam đã khẳng định được vị thế là tờ báo chính thống tuyên truyền về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Báo cũng là mũi chủ công trên mặt trận tuyên truyền Chương trình 135 trong 20 năm qua, góp phần vào thành công của một thương hiệu giảm nghèo của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau khi kết thúc giai đoạn II (2006 – 2010), Chính phủ đã đúc kết thành công này, là nhờ công tác tuyên truyền, vận động về Chương trình được chú trọng thực hiện từ Trung ương tới cơ sở. Tại thời điểm năm 2010, Báo cáo số 49/BC-CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ về Kết quả chỉ đạo, thực hiện xoá đói giảm nghèo qua Chương trình 135; việc quản lý, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 – 2010, đã đánh giá rất cao vai trò của truyền thông trong Chương trình 135.

“Chương trình 135 là chương trình đầu tiên xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện, thể hiện mức độ quan tâm đến tuyên truyền, vận động đối với Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể và cộng đồng cùng cố gắng, nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo; tăng cường sự công khai, minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở trong thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, của Chương trình nói riêng”, Báo cáo số 49/BC-CP khẳng định.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác truyền thông Chương trình 135, được thực hiện thông qua nhiều hình thức. Trong đó, có hình thức thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã, các nơi đông người. Chủ trương, chính sách về Chương trình cũng được chuyển tải đến người dân vùng sâu, vùng xa thông qua Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng; qua Dự án trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật. Đây đều là những hơp phần cấu thành của Chương trình 135 trong suốt hơn 20 năm triển khai, qua 3 giai đoạn thực hiện.

Thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách Chương trình 135.
Thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách Chương trình 135.

Đặc biệt, kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135, là các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, được triển khai từ năm 2002 đến nay. Theo đánh giá của Chính phủ, cùng với tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các cơ quan báo chí đã tăng cường truyền tải thông tin về các hoạt động, kết quả, đối tượng hưởng lợi của Chương trình 135 đến cán bộ các cấp, các ngành, người dân và cộng đồng quốc tế, góp phần quan trọng trong đổi mới công tác quản lý, điều hành, huy động sự tham gia, đóng góp nguồn lực của xã hội, của cộng đồng quốc tế cho Chương trình.

Kế thừa và phát triển

Chương trình 135 là điển hình của hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, là thương hiệu về giảm nghèo của Ủy ban Dân tộc nói riêng, của Việt Nam nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. 

Sau hơn 20 năm triển khai, thành quả của Chương trình, không chỉ làm nền tảng để triển khai các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016 – 2020, mà còn là những kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong 5 năm, 10 năm tới.

Các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi là kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135. (Kiểm tra công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển tại xã khu vực III Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)
Các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, là kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135. (Kiểm tra công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển tại xã khu vực III Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)

Theo Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020 của Ủy ban Dân tộc về kết quả rà soát chính sách pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, toàn vùng có 48 chính sách được triển khai thực hiện; có 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) vùng đồng bào DTS và miền núi (Chương trình mục tiêu quốc gia). Chương trình 135 là một trong 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong các cuộc họp của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh lưu ý, đây là lần đầu tiên có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; bên cạnh 27 chính sách được tích hợp thì Chương trình có nhiều chính sách mới, với những quy trình, quy định mới.

 Do đó, công tác tuyên truyền, vận động để cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc nắm bắt được, từ đó tích cực, chủ động tham gia Chương trình là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, để đưa thông tin đến đúng đối tượng, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, vì lợi ích của đồng bào DTTS.

Phản ánh các mô hình kinh tế hiệu quả để tạo sức lan tỏa là một nội dụng trọng tâm trong truyền thông chính sách dân tộc. (Trong ảnh: Phóng viên tìm hiểu mô hình trồng rau trong nhà kính của nông dân Nhật Bản triển khai tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)
Phản ánh các mô hình kinh tế hiệu quả tạo sức lan tỏa, là một nội dụng trọng tâm trong truyền thông chính sách dân tộc. (Trong ảnh: Phóng viên tìm hiểu, viết bài về mô hình trồng rau trong nhà kính của nông dân Nhật Bản triển khai tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)

Từ kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 và một số chương trình, dự án khác, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng chiến lược truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia một cách bài bản tại Quyết định số 495/QĐ-UBDT, ngày 28/7/2022. Sau đó, các tỉnh/thành phố cũng đã ban hành kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025.

Trong Quyết định số 495/QĐ-UBDT, ngày 28/7/2022, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu, công tác truyền thông phải bám sát đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, phổ biến kịp thời những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung có liên quan khác đến người dân và được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia, phản hồi của người dân trên địa bàn thực hiện Chương trình MTQG. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức triển khai; đa dạng hóa hình thức, phương tiện truyền thông, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia.

10 Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2023; giai đoạn I: 2021 – 2025 được phê duyệt tại Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 gồm 10 Dự án thành phần:

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực công tác dân tộc.

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 5 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 5 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.