Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Giang: Người Lô Lô làm giàu từ du lịch cộng đồng

Hà Anh - 05:41, 24/11/2023

Nằm cách cột cờ Lũng Cú 1 km, bản Lô Lô Chải, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ẩn mình giữa núi rừng cao nguyên trùng điệp. Đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào người Lô Lô, một trong những dân tộc rất ít người tại nước ta. Nhờ tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế cảnh quan, cùng bản sắc văn hóa độc đáo, bà con nơi đây đã vừa làm du lịch, vừa gìn giữ hiệu quả bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Bản du lịch cộng đồng Lô Lô Chải nhìn từ trên cao
Bản du lịch cộng đồng Lô Lô Chải nhìn từ trên cao

Với địa hình gồ ghề, chủ yếu là đá tai mèo, đường sá đi lại khó khăn, khí hậu lại khắc nghiệt, đồng bào sống theo phương thức tự cung, tự cấp nên thôn Lô Lô Chải đa phần đều là hộ nghèo, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Thế nhưng Lô Lô Chải giờ đây đã khác xưa rất nhiều. Từ khi làm du lịch, người dân phấn khởi, đời sống được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, hầu như gia đình nào cũng có ti vi, tủ lạnh, xe máy. Đặc biệt, gần như ai cũng biết giao tiếp tiếng Anh thông dụng.

Và một trong những người tiên phong làm du lịch tại Lô Lô Chải, đó chính là anh Sình Gỉ Gai (sinh năm 1976), Trưởng thôn Lô Lô Chải.

Anh Gai kể lại: Cách đây hơn 10 năm, một cán bộ của Đại sứ quán Luxembourg tại Việt Nam đến đây du lịch và ngạc nhiên trước vẻ đẹp của bản Lô Lô Chải. Sau đó, họ đã làm việc với tỉnh và tài trợ cho 3 gia đình làm dịch vụ Homestay, trong đó có nhà anh Gai. Nhưng hai nhà hàng xóm thất bại, chỉ còn mỗi gia đình anh Gai là làm được.

Anh Sình Gỉ Gai (ngoài cùng bên trái) giới thiệu với khách du lịch về bản Lô Lô Chải.
Anh Sình Gỉ Gai (ngoài cùng bên trái) giới thiệu với khách du lịch về bản Lô Lô Chải.

Cũng từ đó, gia đình anh bắt đầu định hướng con đường làm du lịch. Năm 2014, anh lại tu sửa, chỉnh trang lại ngôi nhà cổ để làm du lịch, đón được khoảng 10 khách. Năm 2017, với lượng khách ngày càng tăng, anh làm tiếp một ngôi nhà truyền thống của người Lô Lô, bố trí các phòng ăn, nghỉ, cà phê hợp lý, khu vệ sinh sạch sẽ. Homestay Sình Gai được thành lập nằm ngay vị trí đắc địa của thôn với không gian rộng rãi, đủ chỗ để cả gần chục chiếc xe ô tô nên khách về nhà anh ngày càng đông.

Hiện nay, với 2 ngôi nhà dùng để đón khách, Homestay của anh Gai có thể đón được 50 người mỗi ngày. Vào dịp cuối tuần, ngày lễ, tết đều cháy phòng, khách muốn có được chỗ nghỉ tại đây, phải đặt phòng trước cả tháng trời. Phòng ngủ trong ngôi nhà cổ của Anh Gai có giá 800 trăm nghìn đến 1 triệu đồng/đêm. Doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 200 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động trong gia đình với mức lương đạt từ 5.000.000 đồng - 8.000.000 đồng/tháng.

Để làm du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn, anh Gai tham gia các lớp tập huấn về tiếng Anh giao tiếp, lễ tân, buồng phòng, nấu ăn, chụp ảnh quảng bá về Homestay trên Facebook, Zalo… trở thành một hướng dẫn viên du lịch khi khách muốn tham quan, tìm hiểu về thôn Lô Lô Chải.

Nhờ làm du lịch homestay cuộc sống của đồng bào ở bản Lô Lô Chải đã thay da đổi thịt
Nhờ làm du lịch homestay cuộc sống của đồng bào ở bản Lô Lô Chải đang đổi thay từng ngày

Thấy nhà anh Gai làm homestay cho thu nhập khá, nhiều hộ khác trong bản cũng học tập làm theo. Điển hình như, anh Dìu Dỉ Siến đã đến gặp anh Gai học hỏi kinh nghiệm để làm homestay. Nhờ đó, mùa hoa tam giác mạch đầu tiên từ tháng 10 âm lịch đến hết tháng 11/2017 gia đình anh Siến đã đón được hơn 200 khách. Ngoài cho thuê phòng nghỉ qua đêm, gia đình anh còn nấu các món ăn truyền thống phục vụ khách theo nhu cầu như mèn mén, thịt treo gác bếp, rau cải xanh...

Anh Siến khoe: "Trừ mọi chi phí, mỗi tháng mình kiếm được hơn 2 triệu đồng. Từ ngày đón khách, nhà vui hẳn lên vì có người ra vào trò chuyện. Có khách tới chơi, thuê phòng nên nhà nào nhà nấy trong bản cũng phải vệ sinh sạch sẽ, trong nhà thì ngăn nắp hơn. Bây giờ chúng tôi không chỉ lo no cái bụng mà còn phải phấn đấu làm giàu"...

Hiện nay, hầu hết các căn nhà ở bản Lô Lô Chải đều được bố trí theo phong cách truyền thống với hệ thống nhà vệ sinh, bàn uống nước, không gian sinh hoạt chung được bố trí rộng rãi, hợp vệ sinh. Các hiện vật cổ của người Lô Lô cũng được trưng bày tại nhà.

Năm 2016, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trực tiếp mở lớp tập huấn dạy tiếng Anh, kỹ năng lễ tân, giao tiếp, nấu ăn, giúp người Lô Lô làm du lịch ngày càng chuyên nghiệp. Đến nay, Lô Lô Chải đã có 30 hộ làm Homestay, thường xuyên đón khách du lịch. Trung bình mỗi tháng, Lô Lô Chải đón hơn 1.000 lượt khách lưu trú; nhất là vào mùa hoa tam giác mạch, nơi đây gần như không có phòng.

người Lô Lô ở Lũng Cú đã kể câu chuyện văn hoá của dân tộc mình bằng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, dệt lên một
Người Lô Lô ở Lũng Cú đã kể câu chuyện văn hoá của dân tộc mình bằng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, dệt lên một

Bản cũng đã thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp Homestay thôn Lô Lô Chải với 23 thành viên tham gia, Chi hội hoạt động trên lĩnh vực liên kết làm dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống, giải khát và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ của dân tộc để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Từ đó, các hộ được hỗ trợ cài đặt và vận hành có hiệu quả các phần mềm, trang mạng, biết cách quản trị, kết nối tour, tuyến du lịch đối với du khách...

Giờ đây, rời xa những ồn ào của phố thị, về với Lô Lô Chải, du khách như được đắm chìm trong một miền cổ tích khác biệt. Nơi cực Bắc Tổ quốc với cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng người Lô Lô ở Lũng Cú đã kể câu chuyện văn hoá của dân tộc mình bằng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, dệt lên một "bức tranh" sinh động về cuộc sống. Và nhờ tận dụng tốt được tiềm năng, lợi thế cảnh quan, cùng lối kiến trúc độc đáo, phương thức vừa làm du lịch, vừa gìn giữ những nét đặc trưng văn hóa, mô hình kinh doanh du lịch đã đem đến cho bà con thôn Lô Lô Chải một cuộc sống mới ấm no hơn, hạnh phúc hơn...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 20 phút trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 5 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 9 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 9 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 9 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.